Hỗ trợ cha mẹ sau khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư

Nhiều bậc cha mẹ thường bỏ mặc bản thân sau khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

Thời gian có thực sự chữa lành mọi vết thương? Một số vết thương có bao giờ lành hẳn?

“Con bị ung thư” là điều mà không cha mẹ nào tưởng tượng được là họ sẽ nghe thấy. Nhiều người trải qua cảm xúc tiêu cực sau khi nhận được chẩn đoán, nhưng cha mẹ nhanh chóng vực dậy, tập trung cho trẻ đi thăm khám, chụp chiếu, thuốc men và trấn an trẻ. Trong suốt quá trình, ít ai chú ý đến hạnh phúc của cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ sống với vết thương lòng đó trong nhiều năm mà không có sự hỗ trợ tâm lý kịp thời.


Tina Smith, một nhà trị liệu tâm lý, nhân viên xã hội và là phụ huynh của một trẻ sống sót sau căn bệnh ung thư thời thơ ấu, chia sẻ, “Thường có một giả định rằng một khi đứa trẻ được điều trị xong, các gia đình sau đó có thể tiếp tục có một cuộc sống ‘bình thường’. Nhưng thật đáng buồn, điều này không đúng với hầu hết mọi trường hợp. Hậu quả đối với nhiều gia đình là sợ hãi, lo lắng, mật ngủ, hồi tưởng lại trải nghiệm đau thương”

Là cha mẹ, chúng ta muốn kiểm soát những gì con mình phải trải qua. Nếu có sự cố, chúng ta sẽ cố gắng sửa chữa. Cho đến khi chúng ta phải đối mặt với một thứ gì đó đáng sợ như ung thư, chúng ta cảm thấy mình như một người quan sát trong đám đông, bất lực trong việc chấm dứt sự đau khổ cho trẻ.

Các gia đình thường tin rằng thử thách sẽ kết thúc sau khi điều trị xong, nhưng họ bước ra khỏi bệnh viện và đối mặt với các triệu chứng liên tục như thiếu ngủ, lo lắng và sợ hãi liên tục. Một giải pháp chủ động là hướng dẫn cho cha mẹ nhận biết các dấu hiệu của tình trạng kiệt sức sau khi cho trẻ đi điều trị, cũng như các bước họ có thể làm để giảm khả năng bị chấn thương kéo dài. Cách tiếp cận này, cùng với việc bình thường hóa hỗ trợ điều trị trong và sau khi điều trị, sẽ trang bị tốt hơn cho các bậc cha mẹ để giúp đỡ bản thân và con cái của họ. Các gia đình nên được tạo cơ hội tiếp cận trị liệu với chuyên gia chăm sóc sức khỏe tinh thần trong bệnh viện hay các quỹ hỗ trợ của các tổ chức cộng đồng.

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo: 
https://www.psychologytoday.com/intl/blog/talking-about-trauma/202204/supporting-parents-after-child-s-cancer-diagnosis