IDS- Thang đo trí thông minh và sự phát triển

Thang đo trí thông minh và sự phát triển (Intelligence and Development Scale -IDS) đã được Giáo sư Alexander Grob cùng Priska Hagmann-von Arx ra mắt lần đầu năm 2009. IDS được xây dựng trên nền tảng lý thuyết Cattell-Horn-Carol (CHC).

IDS cung cấp một bức tranh hoàn thiện về “đứa trẻ toàn diện” với 30 bài kiểm tra bao gồm sáu lĩnh vực. Trong đó có hai lĩnh vực nhận thức và bốn lĩnh vực phát triển.

Lĩnh vực nhận thức bao gồm:

  • Trí thông minh (Intelligence): gồm các bài kiểm tra liên qua đến trí thông minh chung, các bài kiểm tra hoàn thành hồ sơ IQ, và hai bài kiểm tra sàng lọc IQ.
  • Chức năng điều hành (Executive Functions) là một thuật ngữ tổng thể bao gồm tập hợp các quy trình bậc cao, cho phép lập kế hoạch, tập trung sự chú ý, ghi nhớ hướng dẫn và quản lý nhiều tác vụ khác. Ba cơ chế cơ bản của chức năng điều hành gồm có: ức chế, trí nhớ làm việc và tính linh hoạt nhận thức.

Lĩnh vực phát triển bao gồm:

  • Kỹ năng tâm vận động (Psychomotor skills) bao gồm các quá trình cảm giác, quá trình tri giác, nhận thức và động lực là cơ sở cho cử chỉ và chuyển động.
  • Kỹ năng cảm xúc-xã hội (Social-emotional skills): đo lường cấu trúc của các kỹ năng cảm xúc- xã hội bằng cách yêu cầu trẻ xác định cả những cảm xúc được hình dung và mô tả cách các tình huống có thể được điều chỉnh một cách thích hợp.
  • Kỹ năng học tập (Scholastic skills): các bài kiểm tra này đánh giá khả năng lập luận toán học, các kỹ năng ngôn ngữ về đọc và đánh vần.
  • Động cơ và thái độ (Motivation and Attitude). Động lực đạt được thể hiện mối tương quan tích cực với thành công học tập, nghề nghiệp và có thể giúp giải thích sự khác biệt về trí thông minh.

IDS có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng, bao gồm xác định và chẩn đoán khuyết tật trí tuệ và rối loạn học tập, đánh giá các kỹ năng nhận thức và vận động cũng như hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của cảm xúc.

Ngoài ra, IDS còn có giá trị trong lĩnh vực giáo dục để xác định năng khiếu, hỗ trợ ghi danh vào trường hoặc chuyển tiếp giữa tiểu học và trung học, cung cấp kết quả có ý nghĩa để xác định các hành động và biện pháp can thiệp cụ thể.

Nguồn tham khảo:

  1. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1002/9781118660584.ese0431
  2. https://www.hogrefe.com/uk/shop/media/downloads/sample-reports/5562001_p.pdf

Đơn vị tâm lý
Khoa Sức khỏe trẻ em