Vì sao trẻ nói dối và cha mẹ có thể làm gì với điều đó?

Tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Mattthew Rouse cho biết đôi khi việc bắt đầu trẻ nói dối diễn ra đột ngột: Đó là một điều mới mẻ khi trước đây trẻ khá trung thực và sau đó đột nhiên trẻ nói dối. Điều này khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng.

Hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng trẻ nói dối để đạt điều mình muốn, lo lắng – sợ hãi vì làm sai hoặc không muốn làm điều gì đó người khác yêu cầu. Đây là những nguyên nhân phổ biến, nhưng cũng có một số lý do ít rõ ràng hơn khiến trẻ không nói sự thật – hoặc ít nhất toản bộ câu chuyện.

Tiến sĩ Rouse cho biết lý do khiến trẻ nói dối vì chúng đã phát hiện ta ý tưởng mới lạ này và thử nghiệm, để xem điều gì sẽ xảy ra. “Trẻ sẽ thắc mắc, điều gì sẽ xảy ra nếu mình nói dối về tình huống này? Điều đó sẽ được gì cho mình? Nó giúp mình thoát khỏi điều gì?”

Những đứa trẻ thiếu tự tin có thể nói dối để khiến mình trông ấn tượng, đặc biệt hơn nhầm nâng cao lòng tự trọng và khiến mình nổi bật trong mắt người khác. Tiến sĩ Rouse nhớ lại về việc điều trị cho một học sinh lớp 8 có tỷ lệ phóng đại sự thật lên đến 80% câu chuyện.

Khi trẻ em mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm có thể nói dối về các triệu chứng của mình để thu hút chú ý. Hoặc trẻ có thể giảm thiểu vấn đề của bản thân mình, như “ Không, không tối qua con ngủ rất ngon. Con ăn rất ngon” vì trẻ không muốn mọi người lo lắng về vấn đề của trẻ.

Và lý do khi đứa trẻ nói dối mà Tiến sĩ Carol Brady, nhà tâm lý học lâm sàng, là người phụ trách chuyên mục thường xuyên tạp chí ADDitude, người làm việc với rất nhiều trẻ mắc chứng ADHD, trẻ có thể nói dối vì tính bốc đồng. Bà nói: Một trong những đặc điểm nổi bật của trẻ ADHD là nói trước suy nghĩ, vì vậy chúng ta sẽ thường gặp phải vấn đề nói dối này.

Đôi khi một số tình huống, cha mẹ có thể thực sự khuyến khích trẻ nói dối để không ảnh hưởng đến cảm xúc của ai đó. Trong trường hợp này, lời nói dối và thời điểm sử dụng nằm trong phạm vi kỹ năng xã hội.

Cha mẹ có thể làm gì khi trẻ nói dối

Nghiên cứu cho thấy việc trừng phạt trẻ nói dối là không hiệu quả. Hình phạt nghiêm khắc đối với việc nói dối có thể chỉ làm gia tăng việc nói dối vì trẻ em thường cố gắng tránh những hình phạt nghiêm khắc.

Suy nghĩ điều gì dẫn đến trẻ nói dối và khen ngợi trẻ vì đã thừa nhận làm sai điều gì đó. Ví dụ: “Mẹ rất vui vì con đã kể cho mẹ nghe chuyện gì đã xảy ra. Hãy cùng nhau giải quyết mọi việc’’. Hãy là một tấm gương về việc nói sự thật. Nếu người chăm sóc cảm thấy trẻ cần phải giải quyết hậu quả của mình đã làm, và sự giải quyết này phải phù hợp với lứa tuổi và không nghiêm trọng. Nếu đứa trẻ 4 tuổi của bạn nói dối về việc viết nguệch ngoạc trên sàn nhà, hậu quả thích đáng có thể là con bạn giúp bạn lau sàn nhà.

Giúp trẻ tránh những tình huống mà chúng cảm thấy cần phải nói dối. Ví dụ, nếu cha mẹ hỏi trẻ có làm đổ sữa không, trẻ có thể sẽ muốn nói dối vì cảm giác sợ la rầy. Để tránh tình huống này, cha mẹ chỉ cần nói: “Cha thấy có một sự cố xảy ra với ly sữa. Hãy dọn dẹp nó đi”.

Trò chuyện với trẻ về việc nói dối, cảm nhận của trẻ như thế nào khi trẻ bị ai đó nói dối và sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của trẻ với người đó. Điều này nhấn mạnh sự khác biệt giữa điều gì xảy ra nếu trẻ thành thật và điều gì xảy ra nếu chúng không trung thực .

Với những trẻ ADHD, cần thêm thời gian để suy nghĩ kỹ mọi việc trước khi nói, các trẻ cần được rèn luyện, khuyến khích và động viên của nhiều môi trường từ gia đình đến nhà trường để cải thiện vấn đề này.

Điều rất quan trọng là hãy nói với trẻ rằng bạn yêu chúng dù thế nào đi chăng nữa. Trẻ được cha mẹ chấp nhận, cảm thông hành vi của trẻ. Cố gắng tránh liên tục việc hỏi trẻ có nói thật hay không, cũng tránh gọi trẻ là “kẻ nói dối”. Nếu trẻ tin rằng chúng là kẻ nói dối, trẻ có thể tiếp tục nói dối.

Một số trẻ có thể nói dối thường xuyên với các hành vi nghiêm trọng, tiêu cực hoặc thậm chí bất hợp pháp hơn như trộm cắp, đốt lửa hoặc làm tổn thương động vật.

Nếu cha mẹ lo lắng về hành vi, sự an toàn của trẻ, hãy nghĩ đến việc nhờ sự trợ giúp của chuyên gia để được tư vấn hỗ trợ.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
 

Tài liệu tham khảo:

  1. https://raisingchildren.net.au/preschoolers/behaviour/common-concerns/lies
  2. https://news.sanfordhealth.org/parenting/why-children-lie-and-how-to-react-properly/
  3. https://childmind.org/article/why-kids-lie/