Áp dụng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) cứu sống trẻ bệnh tay chân miệng biến chứng suy hô hấp tuần hoàn tổn thương tim nặng

Ngày 15/10/2023 vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã tiếp nhận 1 trường hợp trẻ P. G. H. 3,5 tuổi, nữ ngụ tỉnh Vĩnh Long. Sau khi khai thác bệnh sử, ghi nhận trẻ đã bệnh 3 ngày,

Ngày 1- ngày 2 trẻ có triệu chứng sốt buồn nôn, ói, nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay lòng bàn chân,

Ngày 3 sốt giật mình chới với, trợn mắt run chi nên nhập bệnh viện địa phương và được chẩn đoán là bệnh tay chân miệng độ 3, điều trị theo phác đồ nhưng tình trạng không cải thiện, suy hô hấp, sốc và được đặt nội khí quản giúp thở, dùng thuốc vận mạch, và sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố vì biến chứng nặng.

Tại đây, trẻ biểu hiện lơ mơ hôn mê, thở hước. Bé H được đặt nội khí quản bóp bóng, mạch nhẹ chi mát da nổi bông, nhịp tim > 200 lần/phút, sốt cao liên tục và được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4, xét nghiệm men tim troponin I, CK-MB tăng cao, men gan tăng nhẹ, toan chuyển hóa nặng, xử trí đặt nội khí quản giúp thở, chống sốc tích cực với test dịch truyền vận mạch dobutamine, adrenaline dựa theo hướng dẫn đo huyết áp động mạch xâm lấn, áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), truyền thuốc điều hòa miễn dịch gammaglobuline, an thần phenobarbital, midphenobarsau khi hạ sốt tích cực, tình trạng vẫn không cải thiện nên trẻ được tiến hành lọc máu liên tục. Tình trạng trẻ diễn tiến phức tạp, nhịp tim còn tăng cao > 200 lần/phút, siêu âm tim co bóp kém phân suất tống máu EF còn 25-30%, được hội chấn ê kíp ECMO tiến hành đặt cannula mạch máu, gắn hệ thống ECMO hỗ trợ hô hấp tuần hoàn cho bệnh nhân. Bên cạnh sự nỗ lực của bệnh nhân còn có sự cố gắng hết sức của ekip điều trị, kết quả sau 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ đã cải thiện tốt, trẻ dần tỉnh táo, huyết động ổn định được cai ECMO, cai máy thở, được tiếp tục theo dõi điều trị tích cực.

Có thể thấy thời điểm gần đây bệnh Tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đây là bệnh thường bắt gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đối với trẻ mắc Tay chân miệng ở mức độ nhẹ, phụ huynh quan sát con em chỉ loét miệng không sốt thì trẻ có thể được điều trị và theo dõi tại nhà để tránh tình trạng bệnh trở nặng.

Qua trường hợp này chúng tôi mong muốn lưu ý đến Quý phụ huynh khi thấy con em biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, thêm một trong các biểu hiện giật mình chới với, sốt cao liên miên đi kèm ói nhiều, lơ mơ, co giật, hôn mê sâu,… hay đưa trẻ đến Bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ P. G. H. 3,5 tuổi, nữ, chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4, được điều trị tích cực thở máy, lọc máu liên tục, truyền IVIG, ECMO
Trẻ P. G. H. 3,5 tuổi, nữ, chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4, được điều trị tích cực thở máy, lọc máu liên tục, truyền IVIG, ECMO

Sau 2 tuần điều trị tình trạng em cải thiện dần, cai được ECMO, máy thở, tỉnh táo

Sau 2 tuần điều trị tình trạng em cải thiện dần, cai được ECMO, máy thở, tỉnh táo

BS CK2 Nguyễn Minh Tiến
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố