Vui chơi cùng trẻ trong đại dịch Coronavirus (Covid – 19) –phần 2

Chia sẻ câu chuyện cùng nhau. Cha mẹ kể những câu chuyện, thông qua những nhân vật trong truyện, trẻ cảm nhận, hiểu ý nghĩa của những việc đang xảy ra. Từ đó giúp trẻ diễn đạt những cảm xúc, những cảm giác khó khăn khi trẻ gặp phải. Việc đặt câu hỏi và kể lại câu chuyện có thể giúp trẻ tìm ra giải pháp cho kinh nghiệm của chính mình.

Đọc, viết và chia sẻ những câu chuyện là một cách dễ dàng để kết nối với trẻ và tìm hiểu điều gì đang xảy ra với chúng. Trẻ có thể thấy rằng việc tự kể câu chuyện của mình sẽ giúp chúng giải quyết những lo lắng mà chúng có thể trao đổi về Coronavirus. Nếu câu chuyện trở nên đau buồn hoặc đứa trẻ có thể bị vướng mắc, cha mẹ có thể đưa ra một số hỗ trợ để giúp câu chuyện đi đến một kết thúc tích cực. Cha mẹ có thể thấy hữu ích khi trẻ đặt câu giúp trẻ phát huy điểm mạnh và khả năng giải quyết vấn đề của bản thân. Nếu có những lúc trẻ đã vượt qua một điều khó khăn nào đó, cha mẹ có thể đặt câu hỏi với trẻ – trẻ đã làm điều này như thế nào và làm thế nào trẻ có thể sử dụng những kỹ năng này và khả năng ứng phó để vượt qua vấn đề trong câu chuyện của chúng.

Các thói quen là phần quan trọng trong sự an toàn và ổn định của trẻ em. Mặc dù mọi thứ có lẽ đã khác đối với mỗi gia đình bây giờ, nhưng điều đặc biệt quan trọng là phải tạo một thời khóa biểu để chơi cùng nhau.

Hãy nói rõ với trẻ về thời gian diễn ra những giờ chơi, trẻ hiểu rằng trong những khoảng thời gian này, cha mẹ sẽ hoàn toàn tập trung vào chúng. Cha mẹ có thể cần phải sáng tạo nếu cha mẹ vừa làm việc ở nhà vừa chăm sóc trẻ. Dù cha mẹ quyết định thế nào thì việc thiết lập một khung thời gian chơi rõ rang, có thể đặc biệt hữu hiệu nếu cha mẹ đang làm việc ở nhà. Vì nó cho trẻ biết rằng trong thời gian chơi đã định, trẻ sẽ hoàn toàn chú ý đến cha mẹ.

Có thể hữu ích nếu cha mẹ thiết lập một số nghi thức riêng để tránh bị điện thoại hoặc các thiết bị khác làm ảnh hưởng, gián đoạn trong thời gian chơi. Một số cha mẹ nhận thấy việc bật hoặc tắt thiết bị của họ ở chế độ im lặng hoặc đặt chúng vào phòng khác sẽ giúp giảm bớt sự ảnh hưởng cho việc kiểm tra hoặc trả lời thông báo.

Làm chủ cảm xúc. Khi cha mẹ cảm thấy căng thẳng, lo lắng trong thời điểm hiện tại. Cha mẹ có thể đang đấu tranh để tự hiểu mọi thứ, trong khi cố gắng duy trì cảm giác trấn an mọi việc sẽ ổn và giúp trẻ hiểu điều gì đang xảy ra.

Mặc dù có vẻ khó khăn khi cha mẹ/ người chăm sóc   

tìm kiếm thời gian và năng lượng để tham gia vào những trải nghiệm vui vẻ cùng nhau, nhưng đây là những cách mà chỉ cần ít thời gian chơi có thể hỗ trợ sức khoẻ và phát triển.

Khi cha mẹ đối mặt với nhiều thách thức mà họ đang đối mặt trong đại dịch, tham gia vào các hoạt động vui chơi có ý nghĩa với trẻ có thể cải thiện sức khoẻ tinh thần và hạnh phúc. Trong giai đoạn này, cha mẹ có thể có cảm giác khó duy trì hoạt động hoặc ưu tiên thời gian cho việc chơi. Trò chuyện, ca hát, kể chuyện và chơi trò chơi cùng nhau là những biện pháp giảm căng thẳng tốt và là một cách tuyệt vời để cả trẻ em và cha mẹ/người chăm sóc đều vui vẻ ngay cả trong những tình huống căng thẳng.

Vui chơi cũng có thể củng cố các tương tác tích cực giữa cha mẹ và các con. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các trường chăm sóc trẻ phải tạm ngừng hoạt động khiến trẻ và bạn bè của trẻ không thể vui chơi cùng nhau. Là người bạn đầu tiên của trẻ, cha mẹ có thể tiếp tục tạo cơ hội cho trẻ học tập ngay cả khi ở nhà. Những tương tác tích cực giữa cha mẹ và trẻ có thể đặt nền tảng cho sự phát triển các kỹ năng xã hội – tình cảm và sức khoẻ tinh thần trong tương lai.

Cuối cùng, khi đại dịch Covid -19 kéo dài, cha mẹ vui chơi cùng trẻ cũng là một cách quan trọng để bảo vệ trẻ em khỏi những tác động tiêu cực của việc tiếp xúc căng thẳng. Nếu cha mẹ cảm thấy khó khăn, hãy trao đổi với chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia giáo dục về các chiến lược mà cha mẹ đang sử dụng, những ứng phó căng thẳng nhằm đảm bảo sự phát triển của trẻ trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo:

  1. https://emergingminds.com.au/resources/using-play-to-support-children-during-covid-19/
  2. https://blogs.unicef.org/evidence-for-action/the-power-of-play-in-the-pandemic/