Vui chơi cùng trẻ trong đại dịch Coronavirus (Covid – 19) – phần 1

Vui chơi là chìa khoá cho sự phát triển thể chất – tinh thần của trẻ em, cha mẹ/người chăm sóc. Vui chơi giúp trẻ khám phá và bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh. Nghiên cứu cho thấy rằng vui chơi giúp trẻ phát triển các kỹ năng như phát triển cảm xúc, nhận thức, thể chất, xã hội và ngôn ngữ cho trẻ, đặt nền tảng cho việc học tập trong suốt cuộc đời của trẻ. Thông qua vui chơi, giúp trẻ phát triển các kết nối xã hội, giúp điều chỉnh cảm xúc, tăng khả năng tự tin, sự đồng cảm và thậm chí cải thiện hệ thống miễn dịch

Tương tác cùng cha mẹ giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội – tình cảm, bao gồm cách quản lý cảm xúc của trẻ và mối quan hệ với những người khác. Đây là kỹ năng quan trọng đối với sức khoẻ cảm xúc trong tương lai và phát triển kỹ năng suốt đời.

Nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng những tương tác vui chơi cùng với trẻ góp phần vào sức khoẻ tinh thần một cách tích cực cho cha mẹ, là chìa khoá, là động lực thiết yếu cho sự phát triển tối ưu cho trẻ. 

Cha mẹ đang phải ứng phó với sức khoẻ tinh thần của mình, có thể sẽ ít chú ý đến phản ứng của trẻ và có thể gặp khó khăn trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc. Khi cha mẹ tham gia vào hoạt động vui chơi với trẻ. Cha mẹ không chỉ hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ mà còn cải thiện tình cảm của chúng. Một nghiên cứu gần đây ở Pakistan cho thấy rằng những bà mẹ tham gia vào hoạt động vui chơi giữa cha mẹ và con cái trong khoảng thời gian 10 tuần, đã giảm các triệu chứng trầm cảm.

Bằng chứng này không chỉ đến từ các nghiên cứu mà các cha mẹ/người chăm sóc cũng bày tỏ rằng vui chơi cùng trẻ khiến họ cảm thấy dễ chịu. Vào năm 2018 báo cáo Lego Play Well cho thấy 9/10 phụ huynh nói rằng vui chơi là nền tảng cho hạnh phúc, khiến cha mẹ cảm thấy thoải mái tràn đầy năng lượng và sáng tạo hơn. Điều đó tạo nên những tác động tích cực đến cuộc sống gia đình. Với 90% các bậc cha mẹ nói rằng vui chơi cùng trẻ sẽ củng cố các mối quan hệ gia đình và giúp cha mẹ hiểu con của mình hơn. 

Đối với cha mẹ/người chăm sóc trẻ, những tương tác vui chơi cùng trẻ càng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Khi sự phát triển của trẻ cũng như sức khoẻ tinh thần – hạnh phúc của gia đình đều có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID – 19 toàn cầu. Trong đại dịch, cha mẹ/người chăm sóc đã phải quản lý các yếu tố gây căng thẳng về tài chính, nghề nghiệp ngày càng tăng. Rõ ràng các tác nhân gây căng thẳng của đại dịch, cùng với sự giãn cách xã hội, đã có tác động đến sức khoẻ tinh thần và phúc lợi cuả cha mẹ khi họ cố gắng hướng đến cuộc sống “bình thường” mới cho bản thân và gia đình.

Cho nên đây là cơ hội để tạm gác những lo lắng về COVID-19 và tập trung vào một điều gì đó thú vị và hữu ích ở hiện tại. Nó mang đến cơ hội để cha mẹ bước vào thế giới của trẻ và chia sẻ những điều kỳ diệu trong trí sáng tạo và trí tưởng tượng của chúng. Chơi cùng nhau củng cố mối quan hệ cha mẹ – con cái, giúp xây dựng khả năng phục hồi của trẻ và đặt nền tảng cho sức khỏe tinh thần trong suốt cuộc đời của chúng.

Sau đây là những trò chơi có thể có thể hỗ trợ tinh thần cho trẻ trong Covid – 19.

Trò chơi do trẻ dẫn dắt. Đây là trò chơi trẻ chia sẻ cách cha mẹ tham gia như thế nào. Trẻ là người lãnh đạo và đưa ra quyết định. Để trẻ “dẫn dắt” mang lại cho trẻ cảm giác tự tin, bản lãnh và tạo cho trẻ cảm giác cha mẹ tin tưởng trẻ. Nó cũng giúp cho cha mẹ có cơ hội tìm hiểu thêm về trẻ – chúng thích làm gì, lo lắng về điều gì, cách chúng ứng phó và giải quyết vấn đề ra sao.

Trò chơi do trẻ dẫn dắt sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu cha mẹ có trẻ nhỏ, cha mẹ có thể đưa ra một vài món đồ chơi khác nhau, để trẻ xem, quyết định chọn cái nào. Trẻ em ở độ tuổi tiểu học thích cha mẹ tham gia vào hoạt động chơi của chúng – tham gia khi chúng chơi giả vờ hay xây dựng hoặc các trò chơi sáng tạo. Nếu cha mẹ có con ở tuổi vị thành niên, cha mẹ có thể đảm nhận vai trò quan sát, chú ý đến những gì trẻ đang làm và trò chuyện với trẻ về những gì cha mẹ nhận thấy sau đó. Cho dù trẻ ở độ tuổi nào, điều quan trọng là phải làm theo sự dẫn dắt của trẻ và để trẻ bày tỏ với cha mẹ cách trẻ mong muốn cha mẹ tham gia.

Ban đầu, việc chơi trò chơi do trẻ em dẫn dắt sẽ có chút khó khăn. Cha mẹ đã quen với việc phụ trách hướng dẫn, vì vậy việc giao sự quyết định cho trẻ có thể cha mẹ cảm thấy ngược lại với cách chơi với trẻ trước đây. Sở thích hoặc phong cách chơi của trẻ cũng có thể khác với ý tưởng và kinh nghiệm của cha mẹ. Cho nên có thể ban đầu cha mẹ tham gia và hướng dẫn trẻ chơi theo cách mà cha mẹ cảm thấy thoải mái, dễ dàng hơn. 

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo:

  1. https://emergingminds.com.au/resources/using-play-to-support-children-during-covid-19/
  2. https://blogs.unicef.org/evidence-for-action/the-power-of-play-in-the-pandemic/