Làm gì khi cholesterol máu cao ?

  1. Cholesterol là gì ? (1) Cholesterol thuộc loại lipid (2) Có mặt với một số lượng lớn ở động vật ăn cỏ, ăn thịt (3) Hoàn toàn không có trong các loại thực vật
  2. Cholesterol từ đâu đến ?

(1)     Ngoại sinh (chiếm 1/3): từ thức ăn vào cơ thể

(2)  Nội sinh (chiếm 2/3): do cơ thể sản xuất trực tiếp

      3.Cholesterol “Xấu” & Cholesterol “Tốt”: Cholesterol trong cơ thể không chỉ mang “tiếng xấu” với “người đời” mà thực ra còn cả “tiếng thơm” nữa. Có 2 loại cholesterol với chức năng khác nhau đối với cơ thể con người

                            (a)   Cholesterol “Xấu” hay cholesterol tỉ trọng thấp (kí hiệu LDL): “mang tiếng” … bởi những tác hại sau cho cơ thể: ( 1) Tăng ngưng tụ tiểu cầu (2) Kích thích làm dày thành mạch máu (3) Các LDL bị oxy hoá bị các đại thực bào bắt giữ, tạo nên các tế bào bọt tích tụ thành mảng đeo bám vào thành động mạch … è Lâu ngày dẫn đến xơ vữa động mạch (XVĐM)

                            (b)   Cholesterol “Tốt” hay cholesterol tỉ trọng cao (kí hiệu HDL): Được tổng hợp ở gan và ruột non. HDL Nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ các mô về gan. Nếu cholesterol “tốt” (HDL) càng nhiều nguy cơ XVĐM càng thấp

                                                Dựa trên kết qủa xét nghiệm máu của bệnh nhân, nếu có tỷ lệ:

Dựa trên kết qủa xét nghiệm máu của bệnh nhân, nếu tỷ lệ:

 

Trong cơ thể, hầu hết cholesterol trong máu là cholesterol “xấu” (LDL) è Do đó khi cholesterol toàn phần tăng có nghĩa là biểu hiện nguy cơ của bệnh mạch vành.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cholesterol máu … (1) Chế độ ăn uống (2) Trọng lượng cơ thể (thừa cân è tăng cholesterol máu – Một yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch) (3) Hoạt động thể lực (đều đặn 30 phút ngày giúp giảm cholesterol “xấu” và tăng cholesterol “tốt”) (4) Tuổi tác (tuổi càng tăng è cholesterol càng tăng) (5) Giới tính: Cholesterol của nữ (Trước mãn kinh: thường thấp hơn nam ở cùng độ tuổi, sau mãn kinh: Cholesterol “xấu” (LDL) có xu hướng gia tăng) (6) Di truyền

5.Ý nghĩa lượng cholesterol máu …

Cách thức chuyển đơn vị : Cholesterol (mg/dl) x 0,02586 = Cholesterol (mmol/l)

6.Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong tăng cholesterol máu: Chế độ ăn đóng vai trò trung tâm trong điều trị. Có tác dụng giảm cholesterol “xấu” ngăn ngừa XVĐM và bệnh mạch vành.

  1. Nguyên tắc chung: chế độ ăn trong tăng Triglyceride máu … (1) Chế độ ăn là biện pháp điều trị cơ bản và chủ yếu là sử dụng chế độ ăn không lipid (2) Năng lượng: Gạo tẻ, khoai lang, khoai tây, đường, mật … (3) Chất đạm: Thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà nạc (bỏ da), tôm … (4) Acid béo Omega 3: bằng cách bổ sung 9 – 13 g dầu cá mỗi ngày (cung cấp khoảng 1,7 – 7 g acid béo Omega 3) (5) Rau quả: cung cấp khoáng, vitamin, xơ
  2. Chế độ ăn trong tăng cholesterol “xấu” (LDL):
  • – Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân
  • – Giảm lượng chất béo: Giảm lượng cholesterol ăn vào < 250mg/ngày. Dùng dầu đậu phụng, dầu ôliu, dầu đỗ tương thay cho mỡ và nên bổ sung dầu cá vì chưá nhiều acid béo không no. Loại bỏ các thức ăn chưá nhiều acid béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt và các thực phẩm nhiều cholesterol như óc, lòng, phủ tạng động vật, trứng, đồ hộp béo.
  • – Tăng lượng đạm (protein) ít béo: Thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, cá, đậu đỗ. Giảm lượng đạm giàu mỡ như thịt nữa nạc nữa mỡ. Lượng protein nên chiếm khoảng 12 – 20% tổng năng lượng, bao gồm cả đạm động vật, đạm thực vật
  • – Chất bột (glucid): 60 – 70% tổng năng lượng. Hạn chế đường mật – tối đa 10-20g/ngày. Sử dụng ngũ cốc, kết hợp khoai củ
  • – Giàu vitamin, khoáng, vi lượng, chất xơ chủ yếu trong rau quả gạo mì

– Tăng các loại thức ăn có nhiều chất chống oxy hoá (rau xanh, trái cây …): Rau cải, rau dền, dưa chuột, dưa gang, xà lách, mướp, mồng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, măng, carot, xu hào … Cam, quýt, bưởi, mận, đào …

7.Các thức ăn hạn chế … Gạo, khoai, ngũ cốc khác (tối đa ba chén cơm đầy/ngày). Đường ăn, uống dưới 20g/ngày. Trái quả ngọt. Sữa đặc có đường. Trứng 1 – 2 quả/tuần. Các thức ăn muối mặn

8.Các thức không nên sử dụng … Thức ăn nội tạng động vật (óc, tim, gan, thận, dạ dày của heo, bò, dồi lợn …). Thịt mỡ. Sò, cua, ốc bể. Mỡ động vật: mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà, bơ, phômai, sô-cô-lat. Dầu dừa. Sữa bột toàn phần (full cream milk powder)

9.Các biện pháp phối hợp điều trị tăng cholesterol máu: (1) Kiểm soát cân nặng (2) Hoạt động thể lực (3 Điều trị thuốc

 

ThS.Bs.CK2.Dương Công Minh – Trưởng Khoa
Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố