Can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phát triển tại nhà – Kỹ năng giao tiếp sớm – Kỳ 3

Đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp khắp nơi, nhiều trường chuyên biệt và các hoạt động can thiệp cho trẻ phải tạm ngưng hoạt động. Cha mẹ hoặc người chăm sóc chính là những thầy cô thay thế để giúp con em mình rèn luyện những kỹ năng giao tiếp sớm. Đó chính là nền tảng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tương tác.

Đơn vị Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố xin trích đăng các bài tập trị liệu

phát triển kỹ năng Giao tiếp sớm để phụ huynh tham khảo và hướng dẫn trẻ tại gia đình.

KỸ NĂNG KIỂM SOÁT HƠI THỞ

Một số khó khăn về ngôn ngữ của trẻ có thể do việc kiểm soát hơi thở kém. Những trò chơi thổi dưới đây có thể được dùng để giúp cải thiện kiểm soát hơi thở. Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi sau cách an toàn và phù hợp.

  • Trò chơi thổi
  • Thổi bong bóng khỏi bề mặt của nước xà phòng
  • Thổi bột ra khỏi bàn tay
  • Thổi lông vũ
  • Thổi tàu thuỷ hoặc vịt bằng nhựa trên nước
  • Thổi cá bằng giấy hoặc vải 
  • Thổi bóng bàn
  • Thổi đèn cầy

KỸ NĂNG BẮT CHƯỚC

Bắt chước là một kỹ năng quan trọng để học vì có sự hợp tác, tương tác giữa 2 người, cần thiết cho sự giao tiếp. Những trò chơi động viên sự bắt chước đặc biệt hữu ích nếu con bạn chưa biết nói. Vài trẻ có thể miễn cưỡng hoặc không có khả năng bắt chước, và sẽ cần được trợ giúp nhiều lần.

Những ý tưởng dưới đây giúp bạn cải thiện kỹ năng quan sát và bắt chước quan trọng cho việc học lời nói hoặc dấu hiệu.

Bắt chước gương mặt và âm thanh

Làm gương mặt vu cười trong guơng và gây âm thanh vui nhộn. Âm thanh nguyên âm và bập bẹ đều dễ nhất để bắt đầu như: a a a; o o o; ma ma; ba ba

Thử làm việc trên một âm thanh trong 1 thời gian, nhưng hãy làm 1 cách hết sức tự nhiên.

Bắt chước âm thanh không nên quá trang trọng trong giai đoạn này. Đáp ứng với bất cứ âm thành nào của trẻ và bắt chước âm thanh ấy. 

Chơi những trò động viên sự bắt chước nhưng đừng bắt buộc trẻ bắt chước âm thanh. 

Bắt chước hành động

Bạn sẽ cần:

  • 2 tách bằng nhựa
  • 2 chiếc nón
  • 2 cặp kính râm

Đầu tiên bắt chước trò chơi của con bạn. Nếu trẻ đội nói, bạn cũng làm như vậy. Sau đó, nhìn xem trẻ bắt chước hành động của bạn. 

Khối gỗ đồ chơi:

Khởi đầu bằng việc bắt chước điều con bạn làm. VÍ dụ, nếu trẻ đập 2 khối gỗ với nhau, bạn cũng làm như vậy. Rồi thử nới rộng trò chơi và xem trẻ có bắt chước không. Bạn có thể nâng khối gỗ lên không trung và đập chúng. 

Bắt chước cử chỉ –  hành động

Hát một bài hát thiếu nhi và làm các cử điệu theo bài hát. Ví dụ: bài Cháu lên ba, Ai hỏi cháu…

Bắt chước chơi 

Nếu có thể được, bạn và con bạn hãy có một búp bê hoặc gấu bông để con bạn có cơ hội bắt chước trò chơi của bạn. 

Dưới đây là vài cách bạn có thể chơi với búp bê hoặc gấu bông:

  • Giả bộ cho chúng ăn uống
  • Làm cho chúng nhảy, chạy, lộn nhào
  • Mặc quần áo, cởi quần áo và cho chúng đi ngủ
  • Tắm rửa và đánh răng cho chúng
  • Cho chúng ngồi trong xe ô tô đồ chơi
  • Giấu chúng và khuyến khích trẻ tìm kiếm

Chuyên gia Tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo
Kỹ năng Giao tiếp sớm – Charlotte Lynch, Julia Cooper do Bs Phạm Ngọc Thanh dịch.