* Vận động trị liệu (VĐTL) là gì?
Đây là một trong những phương pháp tập luyện của Vật lý trị liệu, bằng cách thực hiện các mẫu vận động, tư thế hoặc các hoạt động của cơ thể một cách có hệ thống và kế hoạch nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. VĐTL sẽ đem lại hiệu quả tốt trong quá trình điều trị phục hồi do sự kích thích vận động sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan và các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Để thực hiện phương pháp này, bệnh nhân và người chăm sóc có thể tự tập luyện thường xuyên tại nhà theo sự hướng dẫn của chuyên viên Vật lý trị liệu hoặc đến tập trực tiếp tại các cơ sở y tế.
* Tại sao cần Vận động trị liệu?
Một số lợi ích mà VĐTL mang lại: * Một số trường hợp chống chỉ định, hạn chế trong VĐTL:
- Gãy xương chưa cố định tốt, chưa liền xương tốt
- Bỏng mới ghép da
- Bệnh lý tim mạch nặng: nhồi máu cơ tim cấp, huyết áp không ổn định…
- Bệnh lý cấp tính: sốt cao, viêm nhiễm,..
* Các kỹ thuật thường được sử dụng trong VĐTL:
- Tập thụ động, tập có trợ giúp một phần, bệnh nhân tự tập chủ động hoàn toàn hoặc tự tập với tạ,…
- Tập kéo dãn cơ
- Bài tập tăng sức bền tim, phổi
- Các bài tập vận động chức năng như đứng, đi…
- Các bài tập cho các chuyên khoa: sản phụ khoa, tim mạch, lồng ngực
* Cần tuân thủ các nguyên tắc chung của VĐTL:
- Mỗi bệnh nhân cần có một chương trình tập luyện riêng biệt
- Tập luyện sớm, liên tục, tăng tiến, bài tập phù hợp với tình trạng bệnh nhân
- Nên bắt đầu với những cử động nhỏ, đơn giản để đảm bảo bệnh nhân có thể thực hiện được thành các vận động đầy đủ và phức tạp hơn.
- Tập theo quy trình ba giai đoạn: Khởi động (làm nóng) – tập luyện – làm nguội (thư giãn, nghỉ ngơi)
- Giải thích kỹ thuật tập rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, có thể làm mẫu trước
- Luôn đảm bảo sự an toàn cho người bệnh
- Luôn khuyến khích, động viên người bệnh tuân thủ tập luyện theo chương trình
- Cần đánh giá lại định kỳ để đánh giá sự tiến bộ và điều chỉnh chế độ tập luyện phù hợp
Khoa Phục hồi chức năng
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố