Vắc xin trên nhóm người có bệnh mãn tính hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch

1. Căt lách:

Bạn sắp phải cắt lách hoặc đã cắt lách, theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO , bạn cần chủng ngừa các loại vắc xin sau:

Cúm, nhắc lại hàng năm để bảo vệ khỏi bệnh cúm theo mùa
Phế cầu, xem xét nhắc lại mỗi 5 năm, bảo vệ khỏi viêm phổi và các nhiễm khuẩn nghiêm trọng khác do phế cầu gây ra
Hib, nhắc lại mỗi 10 năm, để bảo vệ chống lại Haemophilus influenzaetýp b (Hib)
Não mô cầu, bảo vệ chống lại bệnh viêm màng não do não mô cầu khuẩn gây ra

Ngoài ra, bạn nên xem xét thêm 1 số loại vắc xin khác nếu chưa từng được chủng ngừa như:

Thủy đậu
Sởi – Quai bị – Rubella
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván

2. Đái tháo đường typ I và II:

Bệnh tiểu đường, ngay cả khi được quản lý tốt, có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn khó chống lại nhiễm trùng hơn, vì vậy bạn có thể có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng hơn do bệnh so với những người không mắc bệnh tiểu đường.

Cúm, có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn lên mức cao nguy hiểm.

Những người mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B cao hơn phần còn lại của dân số.

Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ tử vong do viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não cao hơn

Vắc xin khuyến cáo:

Cúm, nhắc lại hàng năm
Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn
Viêm gan B
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván
Thủy đậu, nếu chưa chủng ngừa hoặc chưa từng mắc bệnh

3. Bệnh tim, đột quỵ hoặc các bệnh lí tim mạch khác:

Người mắc bệnh tim, hoặc đã từng đột quỵ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm với triệu chứng trầm trọng hơn nhóm có sức khỏe ổn định. Do đó, bạn nên xem xét chủng ngừa một số loại vắc xin như sau:

Cúm, nhắc lại hàng năm
Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván
Thủy đậu, nếu chưa chủng ngừa hoặc chưa từng mắc bệnh
Vắc xin ngừa bệnh não mô cầu

4. Nhiễm HIV
Vắc xin đặc biệt quan trọng đối với người bị nhiễm HIV

Nếu bạn bị nhiễm HIV và số lượng CD4 trên 200:

Cúm, nhắc lại hàng năm
Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván
Thủy đậu, nếu chưa chủng ngừa hoặc chưa từng mắc bệnh
Vắc xin ngừa bệnh não mô cầu
Sởi – Quai bị – Rubella
Viêm gan B
HPV (nữ trẻ, dưới 26 tuổi)

Nếu bạn bị nhiễm HIV và số lượng CD4 dưới 200 :

Cúm, nhắc lại hàng năm
Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván
Vắc xin ngừa bệnh não mô cầu
Viêm gan B
HPV (nữ trẻ, dưới 26 tuổi)

5. Bệnh gan mãn tính / Bệnh thận mạn tính

Vắc xin đặc biệt quan trọng đối với người có bệnh gan hoặc bệnh thận mãn tính

Cúm, nhắc lại hàng năm
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván
Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn
Viêm gan B
Viêm gan A
Vắc xin ngừa bệnh não mô cầu
HPV (nữ trẻ, dưới 26 tuổi)
Sởi – Quai bị – Rubella
Thủy đậu, nếu chưa chủng ngừa hoặc chưa từng mắc bệnh

6. Bệnh phổi mạn tính:

Người lớn bị COPD hoặc hen suyễn có nhiều khả năng bị các biến chứng do Cúm.

COPD và hen suyễn khiến đường thở của bạn sưng lên và bị tắc nghẽn gây khó thở. Tình trạng này có thể tăng nặng nếu đồng mắc một số bệnh truyền nhiễm. Do đó hãy chủ động phòng ngừa bằng vắc xin sớm nhất:

Cúm, nhắc lại hàng năm
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván
Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn
Thủy đậu, nếu chưa chủng ngừa hoặc chưa từng mắc bệnh

7. Người có tình trạng Suy giảm miễn dịch:

Nếu bạn bị ung thư hoặc mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch, nên cân nhắc chủng ngừa các nhóm bệnh sau đây:

Cúm, nhắc lại hàng năm
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván
Vắc xin ngừa phế cầu khuẩn
HPV (nữ trẻ, dưới 26 tuổi)

Hướng dẫn xem tình hình vắc xin: Để biết thêm về tình hình vaccine, bạn vui lòng tham khảo thêm tại: http://bvndtp.org.vn/hoat-dong-tiem-ngua/  Hoặc gọi đến tổng đài: 028.2253.6688 –  19001217

Giờ làm việc:  Các ngày trong tuần:
Sáng 7h-10h45 : Chiều 12h30-15h15
Thứ 7, chủ nhât:  Sáng 7h-10h30

Khoa Sức khỏe trẻ em
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố