Priorix là vắc xin ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella có thể tiêm sớm từ khi trẻ 9 tháng tuổi với khả năng tạo miễn dịch bảo vệ đạt hiệu quả cao.
- Nguồn gốc:
Glaxosmithkline (GSK- Bỉ)
- Đối tượng:
Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn
- Phác đồ tiêm: Chung cho cả nam và nữ
Trẻ từ 9 tháng đến dưới 12 tháng tuổi tại thời điểm tiem lần đầu:
Phác đồ 3 mũi: Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng
Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 năm ( thời điểm tiền học đường 4-6 tuổi)
Trẻ từ 12 tháng đến dưới 7 tuổi:
Phác đồ 2 mũi: Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng
Trẻ từ 7 tuổi và người lớn:
Phác đồ 2 mũi: Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
- Đường tiêm:
- Được chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Vị trí phù hợp là phần cơ Delta phần trên cánh tay hoặc vùng trước phía trên đùi
- Nên tiêm dưới da cho các đối tượng có tình trạng giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.
- Chống chỉ định:
- Người quá mẫn với bất kì thành phần nào của vắc xin
- Người có phản ứng quá mẫn với lần tiêm Priorix trước đó.
- Người có phản ứng quá mẫn với lần tiêm vắc xin Sởi , Quai bị và / hoặc Rubella trước đó.
- Phụ nữ có thai. Nên tránh có thai 1 tháng sau khi tiêm vắc xin Priorix.
- Người có tình trạng suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế bào như người nhiễm HIV có triệu chứng.
- Thận trọng khi sử dụng:
- Hoãn tiêm cho người đang bị sốt nặng cấp tính.
- Thận trọng trên đối tượng có phản ứng quá mẫn cấp tính hoặc diễn tiến nặng đối với trứng gà.
- Người có tình trạng suy giảm miễn dịch có thể bị giảm khả năng tạo kháng thể của vắc xin
- Phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai:
- Không được sử dụng trên phụ nữ có thai. Nên tránh có thai 1 tháng sau khi tiêm vắc xin Priorix
- Không có dữ liệu trên phụ nữ đang cho con bú.
- Tác dụng không mong muốn:
- Tại chỗ: Đau, sưng, nổi ban đỏ, tăng nhạy cảm vùng tiêm.
- Toàn thân: Sốt, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
- Bảo quản:
Được bảo quản trong tủ lạnh (2-8 độ C). Không để đông lạnh.
Các câu hỏi thường gặp:
Người có tình trạng suy giảm miễn dịch có thể tiêm Priorix không?
Không có chống chỉ định cho các tình trạng suy giảm miễn dịch tuy nhiên hiệu quả bảo vệ của vắc xin có thể bị ảnh hưởng.
Mang thai có tiêm Priorix được không?
- Đang mang thai không tiêm ngừa vắc xin Priorix. Nên tránh có thai 1 tháng sau khi tiêm vắc xin Priorix
Vắc xin Priorix có tiêm chung được các vắc xin sống giảm độc lực khác không?
- Priorix có thể tiêm chung trong cùng 1 buổi tiêm với các vắc xin sống giảm độc lực khác. Nếu không cùng buổi tiêm thì bắt buộc cách nhau 4 tuần.
Hướng dẫn xem tình hình vắc xin: Để biết thêm về tình hình vaccine, bạn vui lòng tham khảo thêm tại: http://bvndtp.org.vn/hoat-dong-tiem-ngua/ Hoặc gọi đến tổng đài: 028.2253.6688 – 19001217
Giờ làm việc: Các ngày trong tuần:
Sáng 7h-10h45 : Chiều 12h30-15h15
Thứ 7, chủ nhât: Sáng 7h-10h30
Khoa Sức khỏe trẻ em
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố