Truyền thông hồi sức tim phổi cơ bản

AN TOÀN, GỌI TRẺ, GỌI CẤP CỨU 115

Kiểm tra xung quanh bạn xem có nguy hiểm không ?
Đưa trẻ ra vùng an toàn.
Kiểm tra trẻ có phản ứng không ?
Lay gọi và kêu trẻ mở mắt hoặc siết chặt tay bạn.
Nếu trẻ không phản ứng hoặc thở bất thường, hãy gọi 115.

KIỂM TRA THỞ

Kiểm tra miệng của trẻ xem có tắc nghẽn đường thở như thức ăn,chất nôn hoặc máu không?
Nếu có dị vật, hãy cho trẻ nằm nghiêng, chân trên cong. Dùng tay lấy dị vật, sau đó đặt trẻ nằm ngửa trở lại.
Kiểm tra hơi thở.
Nếu đã thông đường thở, kiểm tra nhịp thở
Quan sát chuyển động của ngực, lắng nghe âm thanh thở hoặc cảm nhận hơi thở trên má.
Kiểm tra ngừng tim: bắt mạch cổ, mạch bẹn hoặc không nghe được nhịp tim
Trẻ thở? Nhẹ nhàng lăn trẻ nằm nghiêng, thường xuyên kiểm tra trẻ thở cho đến khi xe cấp cứu đến.
Trẻ không thở, ngừng tim? Bắt đầu CPR.

CPR

 
CPR
Đặt trẻ trên bề mặt phẳng, chắc chắn.
Đặt gót bàn tay của bạn vào giữa ngực trẻ và đan các ngón tay vào nhau. Giữ cánh tay thẳng, thực hiện 30 lần ấn (2 lần ấn/ 1 giây). Mỗi lần ấn sâu khoảng một phần ba lồng ngực.
Sau 30 lần ấn, ngửa đầu và nâng cằm trẻ để thông đường thở.
Hít bằng miệng một hơi thật sâu, bịt mũi, miệng trẻ và thổi trong một giây, quan sát lồng ngực nhô lên.
Thổi 2 lần
Nếu lồng ngực không nâng lên hạ xuống, kiểm tra lại xem có bị tắc nghẽn không.
Tiếp tục ấn 30 lần, sau đó thổi ngạt 2 lần cho đến khi có trợ giúp y tế.
Theo dõi hơi thở của trẻ.
Lặp lại ấn tim, thổi ngạt tỉ lệ 30:2 cho đến khi trẻ thở lại hoặc khi có đội cấp cứu đến.

 

BS CKI Trương Phước Hữu
Khoa Cấp cứu
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo

  1. Phác đồ Bệnh viện Nhi đồng thành phố
  2. CPR for children and teenagers: in pictures. The Australian Parenting Website