Viêm tiểu phế quản.

Viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh lý hô hấp thường gặp nhất ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi. Phần lớn các trường hợp viêm tiểu phế quản là do siêu vi và không cần điều trị kháng sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị biến chứng và cần phải điều trị bằng kháng sinh, thậm chí, phải nhập viện.

Dưới đây là một số thông tin quý phụ huynh cần theo dõi cho bé và đưa đến cơ sở y tế theo đúng tư vấn của bác sĩ:

Chẩn đoán THÔNG TIN CẦN BIẾT Không
Viêm tiểu phế quản nhẹ Triệu chứng:

1.     Tỉnh táo, bú tốt.

2.     Nhịp thở < 50 lần/phút.

3.     SpO2 > 95% với khí trời.

4.     Không có các yếu tố nguy cơ.

Điều trị và theo dõi

1.     Điều trị triệu chứng

2.     Hạ sốt khi cần

3.     Dặn dò dấu hiệu nặng

Viêm tiểu phế quản trung bình Triệu chứng:

1.     Tỉnh táo, bú kém.

2.     Co lõm ngực.

3.     Nhịp thở 50 – 70 lần/phút.

4.     SpO2 92- 95% với khí trời.

Xét nghiệm:

1.     Xét nghiệm máu

2.     Xquang ngực thẳng

Điều trị và theo dõi

1.     Hút đàm mũi miệng

2.     Phun khí dung

3.     Kháng sinh khi cần

4.     Vật lý trị liệu

Viêm tiểu phế quản nặng Triệu chứng:

1.     Bứt rứt, kích thích, li bì,

2.     Bỏ bú

3.     Thở nhanh > 70 lần/phút.

4.     Có cơn ngừng thở

5.     Tím.

6.     Rên rỉ.

7.     Co lõm ngực nặng.

8.     SpO2 < 92% với khí trời.

Xét nghiệm:

1.     Xquang ngực thẳng

2.     Xét nghiệm máu

Điều trị và theo dõi

1.     Hút đàm mũi miệng

2.     Hỗ trợ hô hấp: oxy canuala, NCPAP,..

3.     Phun khí dung

4.     Kháng sinh

5.     Vật lý trị liệu

6.     Dặn dò dấu hiệu nặng

 

Tất cả những trẻ bắt đầu khởi phát triệu chứng khò khè, đôi khi, có thể kèm sốt phải được đưa đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi.

Những trường hợp nhẹ và trung bình, bé có thể được điều trị, theo dõi tại nhà và tái khám theo hẹn.

Nhưng trường hợp nặng cần nhập viện để điều trị và theo dõi.

Tất cả những trường hợp dưới 2 tháng tuổi có khò khè phải đi khám dù có thể bé không có những triệu chứng khác.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố