Sự thật thú vị về ngày Tết thiếu nhi tại các nước trên thế giới

Dù đều mang ý nghĩa hướng đến trẻ em nhưng mỗi quốc gia trên thế giới đều có những truyền thống kỷ niệm ngày lễ này rất riêng.

Chúng ta đều nghĩ rằng, quốc tế thiếu nhi diễn ra vào ngày 1/6 hàng năm, tuy nhiên sự thật là không phải đất nước nào cũng lấy ngày này làm “Ngày thiếu nhi”. Hãy cùng tìm hiểu những sự thật cũng như phong tục thú vị của ngày lễ này nhé!

Ngày Quốc tế Thiếu nhi(ngày 1/6) có lịch sử ra đời rất đặc biệt.

Lịch sử ra đời của ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, bắt nguồn từ một câu chuyện đau lòng. Vào rạng sáng 01/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Lidice (Tiệp Khắc cũ, nay là Cộng hòa Séc), 66 người đã bị sát hại và 104 em thiếu nhi bị đưa vào trại tập trung, 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho phát xít. Để tưởng nhớ, năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1.6 hàng năm làm ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Trên thực tế, ngày 1/6 chỉ được kỷ niệm ở các nước theo chế độ Chủ nghĩa xã hội và trong đó có Việt Nam.

Ngày Tết thiếu nhi tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, không chỉ có ngày 1 ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi vào 1/6, một dịp khác cũng được coi là Tết thiếu nhi chính là dịp Tết Trung thu (15/8 âm lịch) hàng năm. Vào dịp Trung thu, trẻ em Việt Nam có truyền thống rước đèn, ăn bánh trung thu và chơi các trò chơi dân gian quen thuộc.

Ảnh 1: Tết Trung thu cũng được coi là ngày dành cho trẻ em tại Việt Nam.

Ngày Thiếu nhi Thế giới (20/11).

Ngày Thiếu nhi Thế giới (World Children’s Day), còn gọi là Ngày Thiếu nhi Phổ quát (Universal Children’s Day) hay là Ngày Quốc tế về Quyền Trẻ em (International Day of Children’s Rights) được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 mỗi năm.

Ngày Thiếu nhi Phổ quát không chỉ là một ngày để ăn mừng và vui chơi cho trẻ em, mà còn để tưởng niệm những trẻ em qua đời vì bạo lực trong các hình thức lạm dụng, bị khai thác bóc lột và phân biệt đối xử.  Ngày Thiếu nhi Thế giới, ngày 20 tháng 11, được tổ chức ở các nước như: Canada, Ai Cập, Pakistan, Hungary, Phần Lan, Thụy Điển, Pháp, Đan Mạch, Philippines, Israel, Thế giới Ả Rập…

Mặc dù đề nghị ngày 20 tháng 11, nhưng Liên Hợp Quốc lại để cho các quốc gia thành viên có thể tổ chức ngày Thiếu nhi của riêng nước mình vào các ngày tự chọn khác nhau như:

Tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma,… là ngày thứ bảycủa tuần thứ 2 trong Tháng Giêng (วันเด็กแห่งชาติ).

Ngày Trẻ em ở Thái Lan thường được tổ chức vào thứ Bảy của tuần thứ hai tháng 1 hàng năm (được gọi là Wan Dek hoặc wan-dèk-hàeng châat). Vào dịp đặc biệt này, tất cả trẻ em Thái Lan được phép ra vào cửa miễn phí tại các công viên giải trí, vườn thú,… Thậm chí, các văn phòng chính phủ như Tòa nhà Chính phủ, căn cứ của Quân đội, Hải quân và Không quân cũng được mở cửa đề chào đón các em.

Ảnh 2: Thái Lan cho trẻ em cảm nhận tầm quan trọng của mình vào ngày lễ này.

Tại Hồng Kông, Đài Loan là ngày 4 tháng 4 (兒童節), cũng là ngày nghỉ lễ.

Đài Loan tổ chức kỷ niệm ngày Phụ nữ cùng với ngày trẻ em vào cùng ngày 4 tháng 4 từ năm 1991, được gọi là “Ngày lễ tổng hợp của Phụ nữ và Trẻ em” (妇女节、儿童节合并假期). Từ năm 2011, Tết Thiếu nhi được khôi phục thành ngày lễ quốc gia, cả nước được nghỉ một ngày.

Ảnh 3: Lễ kết hợp Ngày Phụ nữ và Tết Nhi đồng.

Tại Thổ Nhĩ Kỳlà ngày 23 tháng 4, cũng là “Ngày lễ Chủ quyền Quốc gia và Ngày Trẻ em” (Ulusal Egemenlik ve Çocuk Bayramı) là ngày nghỉ lễ quốc gia.

Ngày Chủ quyền Quốc gia và Ngày Trẻ em mà người sáng lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Atatürk dành cho trẻ em, được tổ chức nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội nghị Đại Quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ năm 1920. Năm 1927, Atatürk- Tổng thống đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ đã thêm phụ lục Ngày thiếu nhi vào danh sách ngày lễ, khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên dành ngày lễ quốc gia cho trẻ em. Vào ngày này, các cấp chính quyền cao nhất sẽ nhường vị trí của họ trong ngày cho trẻ em như: thẩm phán hoặc nghị sĩ để các bé có cơ hội trải nghiệm công việc trong chính phủ.

Ảnh 4: Trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ mừng Ngày Thiếu nhi và Ngày Chủ quyền quốc gia.

Tại Hàn Quốclà ngày 5 tháng 5 (어린이날), cũng là ngày nghỉ lễ chính thức từ năm 1970 và cũng là ngày nghỉ toàn quốc.

Các cha mẹ tại Hàn Quốc thường sẽ cho con cái họ đến công viên picnic tại các địa điểm dọc sông hàn, công viên giải trí lớn hay đặc biệt là các vườn thú ngoài trời.

Ảnh 5: Trẻ em Hàn Quốc tham gia hoạt động ngoài trời cùng gia đình

Tại Nhật Bản cũng là ngày 5 tháng 5 (子供の日, kodomo no hi?), cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia chính thức từ năm 1948.

Có một truyền thống lâu đời, từ thế kỷ thứ 8, ngày của trẻ em được tổ chức mỗi năm hai lần: Ngày 3 tháng 3 cho trẻ em gái và ngày 5 tháng 5 trọng tâm cho các bé trai.

Vào ngày 3 tháng 3, còn được gọi là Lễ hội Búp bê, người Nhật trang trí các căn hộ gia đình của họ với bộ búp bê thời kỳ Heian truyền thống và hoa mận (hoa mơ) hoặc hoa đào, và uống Amazake.

Ảnh 6: Ở Nhật, ngày 3 tháng 3 còn được gọi là Lễ hội Búp bê dành cho trẻ em gái.

Vào ngày 5 tháng 5, còn được gọi là 端午 の 節句 (tango-no sekku, Lễ hội nam sinh), họ treo “cờ cá chép” Koinobori ở bên ngoài, trưng bày những con búp bê Samurai, và ăn bánh kashiwa mochi và chimaki (giống bánh ú).

Ảnh 7: Ngày 5 tháng 5, còn được gọi là tango-no sekku, Lễ hội nam sinh.

Tại Hoa Kỳkhông có ngày Thiếu nhi riêng cố định ở cấp quốc gia mà thường được tổ chức chung trong các Ngày của Mẹ, Ngày của Cha hoặc thay đổi theo thời kỳ.

Từ năm 1856, linh mục Charles H. Leonard chọn ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 6 là ngày trẻ em Kitô giáo tại Hoa Kỳ. Tổng thống Bill Clinton đã tổ chức Ngày Thiếu nhi vào ngày 11 tháng 10 năm 1998, để đáp ứng với một lá thư yêu cầu của một cậu bé sáu tuổi muốn có ngày của trẻ em. “Ngày trẻ em quốc gia” đã được Tổng thống George W. Bush công bố là ngày 3 tháng 6 năm 2001 và trong những năm tiếp theo vào ngày chủ nhật đầu tiên trong tháng Sáu. Tại vài tiểu bang như bang Illinois, từ  năm 2009, Thống đốc bang Pat Quinn đã tuyên bố ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 6 là ngày của trẻ em, từ năm 2011, Quận King, Washington tuyên bố ngày thiếu nhi là ngày 23 tháng 4, và từ năm 2016, tại tiểu bang California là thứ bảy cuối cùng của tháng 4.

Ảnh 8: Ngày Quốc tế Thiếu nhi ở Hoa Kỳ thường được tổ chức chung với Ngày của Mẹ hoặc Ngày của Cha.

Tại Cuba, Panama, Venezuelalà ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 7.
Tại Argentina, Tây Ban Nha, Ecuadorlà ngày chủ nhật thứ 2 trong tháng 8, gọi là ngày Día del Niño.
Tại Đức, Áo, Thụy Sĩlà 20 tháng 9 (Kindertag).
Tại Brasillà ngày 12 tháng 10 (tiếng Bồ Đào Nha: Dia das Crianças) chung với ngày “Đức Mẹ Aparecida” (Nossa Senhora da Conceição Aparecida), thánh mẫu bảo hộ của đất nước, cũng là ngày nghỉ lễ chính thức.
Tại Úc, tuần lễ thiếu nhi là tuần lễ thứ tư của tháng 10 (trọng tâm vào ngày thứ bảy) với các chương trình chăm sóc trẻ em.
Tại Ấn Độ, Ngày thiếu nhi được tổ chức vào ngày 14 tháng 11, vào ngày sinh nhật của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ độc lập. Sau khi ông qua đời vào ngày 27 tháng 5 năm 1964, sinh nhật của ông được chọn là Ngày Bal Diwashoặc Ngày thiếu nhi ở Ấn Độ.
Một số quốc gia khác tại châu Phi như Congo, Cameroon, Guinea, Gabon, Chadtổ chức vào ngày 25 tháng 12.

Với những ý nghĩa thú vị về ngày thiếu nhi trên đây, hi vọng bạn sẽ hiểu thêm về ngày đặc biệt này.

Nguồn: tổng hợp

Phòng Tổ chức cán bộ
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố