Hăm tã

Hăm tã là gì?
Hăm tã là khi vùng da vùng mông, bẹn, bộ phận sinh dục bị tổn thương, da sẽ có những sẩn đỏ, gồ lên, thành từng mảng và đôi khi có thể có những chấm đỏ rải rác xung quanh. Tình trạng này gọi chung là hăm tã.

Nguyên nhân gây ra hăm tã

  • Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã hoặc giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé.
  • Da trẻ dị ứng với các chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
  • Da quá nhạy cảm.

Cách phòng ngừa hăm tã
1. Vệ sinh da
Rửa sạch mông, bẹn cho trẻ thường xuyên sau khi trẻ đi tiêu, tiểu.
– Để mông thoáng mát nhiều lần trong ngày.
– Rửa sạch tay trước và sau khi thay tả cho bé.

2. Giảm các kích thích gây bẩn và tổn thương da
Thay tã thường xuyên để giúp da bé khô thoáng.
– Giặt sạch các vật dụng bằng vải mới như quần, áo, nón, vớ, khăn…trước khi dùng.
– Nên dùng các loại vải thoáng, mát, hút nước tốt.
– Rửa sạch mông, bẹn bằng xà phòng và nước sạch.
– Lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn vải chux-thường dùng để lau chùi bếp hoặc vải len bông, thấm nước, rồi lau nhẹ nhàng vùng da cho trẻ.– Thoa 1 lớp kem mỏng lên vùng da mông bẹn, có thể dùng kem chứa kẽm hoặc đơn giãn hơn nhưng cũng có hiệu quả tốt là dùng vaseline tinh chất để bôi.
– Mặc tã cho bé.

* Nên đưa bé đi khám bác sĩ:
– Nếu hăm tã không cải thiện trong vòng 1 đến 2 tuần.
– Nếu hăm tã trở nên xấu hơn, có dịch nhầy, mủ hoặc các chấm trắng rải rác- tức có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm.

* Những điều không nên làm:
– Để bé mặc tả quá lâu trong nhiều giờ.
– Quấn tã quá chặt.
– Bôi phấn rôm sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hâm tã.
– Tự ý sử dụng các loại kem bôi.

ĐD NGUYỄN LÂM THANH TRÚC
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ