Các bước xử trí tại nhà khi trẻ co giật do sốt

THÔNG ĐƯỜNG THỞ

  • Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, đầu thẳng hay thấp để đàm nhớt dễ chảy ra  tránh tắt đường thở.
  • Dùng dụng cụ hút sạch đàm nhớt mũi miệng (nếu có).
  • Dùng muỗng có quấn khăn (hoặc góc khăn) đưa vào miệng trẻ để tránh cắn lưỡi.

ĐẶT  HẬU MÔN THUỐC HẠ SỐT

  • Cỡi bỏ quần áo.
  • Dùng thuốc hạ sốt Paracetamol đặt vào hậu môn liều 10-15mg/kg, không dùng đường uống vì trẻ đang co giật sẽ bị sặc gây tử vong (6 tháng – 1 tuổi: 1 viêm 80mg; 1 tuổi – 5 tuổi: 1 viên 150 mg).

LAU MÁT HẠ SỐT

  • Dùng 5 khăn nhúng nước ấm (như nước tắm bé) hoặc nước thường, vắt hơi ráo.
  • Đặt ở vị trí hai bên nách, hai bên bẹn.
  • Thay đổi khăn mỗi 2 – 3 phút, một khăn lau toàn thân.      
  • Cho thêm nước nóng khi thấy nước lau mát không còn đủ độ ấm.
  • Ngưng lau mát khi nhiệt độ thấp hơn 38 độ C.
  • Lau khô trẻ, mặc quần áo mỏng.

ĐƯA  TRẺ ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ GẦN NHẤT

  • Tất cả trẻ co giật sau khi sơ cứu tại nhà phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị thích hợp phòng tránh co giật tái phát. 

NHỮNG ĐIỀU  KHÔNG NÊN LÀM

  • Quấn kín trẻ  hoặc mặc quần áo ấm làm nhiệt độ tăng cao.
  • Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng trẻ khi đang co giật sẽ gây hít sặc, ngạt thở, tử vong.
  • Lau mát bằng nước đá  làm trẻ lạnh run.
  • Lau bằng cồn dễ bị bỏng da, thoa rượu dễ gây ngộ độc.
  • Không dùng vật cứng để ngang miệng sẽ làm gãy răng trẻ, tổn thương nướu răng, tổn thương niêm mạc miệng trẻ.

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ