Sơ cứu phỏng

Phỏng là một tai nạn thường gặp ở trẻ em.
Nguyên nhân chủ yếu là tiếp xúc với chất lỏng nóng (hơn 70%), phỏng lửa thường là nguyên nhân thứ hai, kế đến là phỏng do điện hoặc do yếu tố hóa học như acid….
Da là bộ phận thường bị tổn thương nhất khi bị bỏng, kế đến là các lớp sâu dưới da (gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh) và một số cơ quan nội tạng (đường hô hấp, ống tiêu hoá, bộ phận sinh dục…)

MỨC ĐỘ NẶNG HAY NHẸ KHI BỊ PHỎNG PHỤ THUỘC VÀO 3 YẾU TỐ:
*Độ sâu của phỏng.
*Diện tích của vết phỏng.
*Vị trí của vết phỏng trên cơ thể.
*Độ sâu của phỏng: Được chia làm 4 độ
– Độ 1 – phỏng bề mặt: Trường hợp này chỉ lớp ngoài cùng da bị tổn thương làm cho da nơi bị bỏng đỏ ửng lên và đau rát do đầu mút đây thần kinh bị kích thích. Loại bỏng này thường lành hẳn sau 3 ngày.
– Độ 2 – phỏng một phần da: Trường hợp này thì lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì bị tổn thương, các túi phỏng nước được hình thành, nếu các túi phỏng nước vỡ ra sẽ để lộ một bề mặt màu hồng và cũng rất đau. Nếu được giữ sạch vết bỏng sẽ tự lành sau khoảng 1-4 tuần không cần điều trị gì mà cũng không để lại sẹo hoặc sẹo nhưng không đáng kể. Nếu bỏng độ II bị nhiễm khuẩn thì lớp da dưới sẽ bị phá hủy và bỏng độ II chuyển thành bỏng độ III.
– Độ 3 – phỏng liên quan đến lớp biểu bì, hạ bì và tiếp cận các mô bên dưới chúng (mô dưới da). Da có thể xuất hiện cứng, sáp màu trắng hoặc tan. Bỏng độ ba có thể phá hủy dây thần kinh.
– Độ 4 – Tổn thương vượt ra ngoài mô dưới da và vào các dây thần kinh, cơ bắp và xương nằm bên dưới. Da có thể xuất hiện đen hoặc cháy. Nếu thần kinh thiệt hại đáng kể, có thể cảm thấy không đau. *Diện tích vết phỏng
Được tính theo hình vẽ *Vị trí của vết phỏng trên cơ thể:
 Phỏng ở những vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng và quá trình hồi phục.
-Phỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu và sự biến dạng.
-Phỏng ở mắt có thể dẫn đến mù.
-Phỏng ở bàn tay hoặc vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc giảm chức nǎng hoạt động…
-Phỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu môn sinh dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, kéo dài thời gian lành vết phỏng.
-Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây phỏng đường hô hấp làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp và rất dễ dẫn đến viêm phổi…

SƠ CỨU
-Đưa ra khỏi nguồn nhiệt
-Làm nguội vết phỏng
-Uồng nhiều nước khi phỏng nặng Hạn chế vô khuẩn
Đắp gạc vô trùng lên vết phỏng
Thoa kem chống phỏng
Phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng sung, đỏ, có mũ: dùng kháng sinh
KHI NÀO ĐƯA ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ
-Dấu hiệu nguy hiểm: ngất xỉu, khó thở, chi mát, mạch nhẹ
-Phỏng nặng:
+>20% độ II hay >20% độ III hay >5% độ IV
+Tất cả các trường hợp phỏng ở sơ sinh (dù diện tích bao nhiêu)
+Phỏng ở trẻ nhủ nhi >5%
+Phỏng có biến chứng nặng (sốc, nhiễm trùng huyết, xuất huyết tiêu hóa)
+Phỏng đường hô hấp hay có ngộ độc từ đám cháy
NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM KHI SƠ CỨU PHỎNG : để tránh nhiễm trùng như
-Thoa kem đánh răng lên vết phỏng
-Đổ nước mắm lên vết phỏng

-Chọc hút dịch phỏng
PHÒNG NGỪA:
-Nên để xa tầm tay trẻ em:
+Bình thủy, nước sôi
+Hóa chất: acid..
+Điện nhất là nhửng ổ điện để thấp: ổ điện tivi, thần tài, những ổ điện không sử dụng cần bít lại bằng những miếng cao su
-Châm thêm dầu, xăng, alcool khi lửa đang cháy
-Tránh tiếp xúc với lửa

THS.BS NGUYỄN HỮU NHÂN
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ