Điều dưỡng không chỉ là một nghề ….

Khi nhắc đến hình ảnh của người phụ nữ cầm chiếc đèn dầu đi chăm sóc từng người bệnh vào đêm tối, thì chắc hẳn ai cũng biết ngay đến bà Florence Nightingle (1820-1910). Bà là người khai sinh ra ngành điều dưỡng và có rất nhiều công lao lớn trong việc xây dựng và phát triển ngành. Để tưởng nhớ công lao của bà và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà Florence Nightingle đã dày công xây dựng. Hội đồng điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12-5 hàng năm là ngày sinh của Florence Nightingale, làm ngày điều dưỡng quốc tế. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành điều dưỡng thế giới.

Điều dưỡng là một trong những ngành của hệ thống y tế nhằm nâng cao , bảo vệ và cải thiện sức khỏe con người. Điều dưỡng là người cùng với Bác sĩ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh. Một điều dưỡng chuyên nghiệp không chỉ cần vững chuyên môn mà còn đòi hỏi những phẩm chất tốt hay còn gọi là y đức, đạo đức nghề nghiệp.

Điều dưỡng không chỉ là một nghề mà còn là cả một sự nghiệp chăm sóc , một sự hi sinh thầm lặng bên cạnh những người bệnh của mình. Không mong gì hơn khi được thấy từng người bệnh mà mình chăm sóc được nhanh hồi phục để trở về bên gia đình. Cho dù là có từng đêm thức trắng để theo dõi diễn tiến của từng bệnh, rồi ngồi bên tập Hồ sơ bệnh án… Có xá chi những lúc chạy vại liên hồi đồng hành cùng Bác sĩ cấp cứu cho người bệnh trong những lúc thập tử nhất sinh để tranh giành sự sống. Rồi những cuộc phụ mổ kéo dài hàng giờ đồng hồ trong phòng mổ, có những lúc đôi chân tưởng chừng như không còn đứng vững được nữa nhưng vẫn phải có gắng tất cả vì người bệnh. Từng mũi kim tiêm đặt đâu là tâm can của người Điều dưỡng đặt vào đó, luôn mong muốn người bệnh của mình giảm đi cảm giác lo âu, đau đớn và giữ được tinh thần thoải mái nhất có thể. Nghề Điều dưỡng làm việc như những con Sóc, làm việc liên hồi. Khi thì phát thuốc, lúc thì đo huyết áp, lấy máu rồi điện tim,…rất nhiều. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe thì người Điều dưỡng còn đóng vai trò quan trọng trong việc động viên tinh thần người bệnh Luôn tận tụy hết lòng, luôn yêu thương hết mực và luôn cố gắng hết khả năng.

Điều dưỡng toàn thế giới nói chung và Điều dưỡng Bệnh Viện Nhi Đồng thành phố nói riêng, họ luôn chung nhau nhịp đập của những trái tim biết yêu thương… Ngoài lĩnh vực chuyên môn họ còn trở thành những người cha,người mẹ thứ 2 của những em bé bệnh tật bị bỏ rơi. Điển hình cho thấy rõ điều đó là tại khoa Ngoại lồng ngực-tim mạch của BV Nhi Đồng Nhi Đồng Thành Phố, có một bé trai bệnh tim bẩm sinh bị cha mẹ bỏ rơi khi còn nằm điều trị trong Hồi sức. Bệnh Viện đã cho bé ở lại khoa để tiện bề theo dõi điều trị bệnh tình và chăm sóc. Các cô các chú Điều dưỡng trong toàn BV ai cũng yêu thương con, hễ có đồ chơi quà bánh là mang cho con. Còn các cô các chú Điều dưỡng ở Khoa luôn dành những tình cảm và yêu thương đặc biệt cho con, chăm sóc con như chính người nhà của các cô các chú. Không chỉ xem con là người bệnh đặc biệt mà các cô các chú Điều dưỡng còn yêu thương con như chính những thành viên trong gia đình của họ. Luôn cố gắng giành những khoảng thời gian hiếm hoi cho con khi có thể, chăm sóc bệnh tật cũng như tinh thần cho con. Đút cho con từng thìa sũa muỗng cháo, lau cho con từng chiếc khăn ấm mỗi khi con sốt chỉ  với hi vọng con sẽ mạnh khỏe và nhanh hết bệnh để được vui tươi như những đứa trẻ  khác. Ngoài những xe tiêm, những tập hồ sơ thì các cô các chú Điều dưỡng còn giặt cho con từng bộ đồ, thay cho con từng tấm tã… phối hợp cùng Lãnh Đạo và các Bác sĩ điều trị để cho con được tốt nhất, vì cảm thấy con đã quá thiệt thòi về thể chất lẫn tinh thần.

“Trãi lòng của Điều dưỡng Vi Khoa Mắt BV Nhi Đồng Thành Phố trong Đại dịch Covid-19” vừa qua:

Những ngày chống dịch là những ngày thật gian nan đối với tôi và đồng đội của mình. Hai vợ chồng tôi gửi con trai 20 tháng tuổi cho bà để tham gia vào công tác chống dịch, hôm đó con trai tôi sốt rất cao. Đường phố thì phong tỏa, đi lại rất khó khăn, thêm vào đó là ở nhà chỉ có hai bà cháu chẳng biết xoay xở ra sao. Khi nhận được điện thoại tôi đã cố gắng bình tĩnh để hướng dẫn bà chăm sóc cho cháu, sau khi tắt máy  tôi đã khóc rất nhiều vì lo cho con nhưng không thể làm gì khác hơn được. Cố nén nước mắt vào trong để tiếp tục công việc được giao. Công việc của tôi là làm ở khu lấy mẫu, lúc đó dịch bùng nên đa số những ca lấy mẫu đều dương tính. Cả ngày tôi và đồng đội mặc trên người bộ đồ phòng hộ, mồ hôi ra rồi lại thấm ngược vào trong. Nhưng nghĩ đến vì gia đình, vì sự yên bình khi trước tôi không quên nhắc nhở bản thân mình phải cố gắng hơn nữa. Tôi biết, không chỉ một mình tôi xa con xa gia đình mà còn có rất nhiều hoàn cảnh cũng giống như tôi, phải gửi con, xa con để hoàn thành nhiệm vụ. Và nhiệm vụ ngày hôm phải chắc chắn hoàn thành thật tốt… Tôi yêu ngành Điều dưỡng, yêu tất cả những gì tôi chọn ngày hôm nay, tôi thật sự biết ơn đến bà Florence Nightingle cùng những người đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành điều dưỡng trên thế giới….

QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5 – KHOA MẮT

Phòng Điều dưỡng
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố