Con tôi nhập viện rất thường xuyên, mỗi lần như thế tôi đều phải làm lại toàn bộ xét nghiệm khá mắc tiền. Thậm chí có vài lần chỉ cách nhau vài ngày. Cho tôi hỏi lý do tại sao phải thế và có cần thiết phải cứ mỗi lần nhập viện là phải làm lại xét nghiệm?

Có rất nhiều xét nghiệm trong y khoa, chúng được chia làm hai nhóm: (1) xét nghiệm để chẩn đoán gồm chẩn đoán định hướng, chẩn đoán xác định (xét nghiệm vàng), chẩn đoán phân biệt và (2) xét nghiệm để theo dõi gồm theo dõi diễn tiến bệnh, hiệu quả điều trị, biến chứng. Bên cạnh đó các bệnh viện được phân loại, hơn nhau, một phần là do có triển khai đủ xét nghiệm cần thiết phục vụ chuyên môn hay không: bệnh viện cấp 1 phải có đầy đủ xét nghiệm hơn bệnh viện cấp 2, cấp 3. Do đó những lý do phải làm lại xét nghiệm:

– Chưa tin cậy xét nghiệm của nơi gởi bệnh

– Tuyến trước chưa có xét nghiệm đủ “tầm” để chẩn bệnh

Những xét nghiệm để theo dõi diễn biến, hiệu quả điều trị phải làm nhiều lần.

Vì thế nên những xét nghiệm để theo dõi diễn tiến và điều trị cần phải làm nhiều lần, thậm chí là liên tục, để kịp thời xử lý tình huống, diễn tiến phát sinh sớm nhất nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ