Nếu răng trẻ bị mọc lệch lạc, hay răng bị hô do di truyền, móm,… sẽ làm mặt trẻ bị biến dạng, nụ cười sẽ kém duyên hơn, ảnh hưởng tới toàn bộ gương mặt. Điều này không chỉ khiến trẻ tự ti mà tới khi trưởng thành sẽ càng khiến bản thân thấy mặc cảm, ngại giao tiếp, ảnh hưởng tới cuộc sống.
Nguyên nhân của sai khớp cắn?
- Yếu tố di truyền đưa đến sự không hài hoà giữa kích thước răng và kích thước cung răng, không cân xứng giữa kích thước xương hàm trên và hàm dưới đưa đến tình trạng hô /móm
- Thói quen cận chức năng: mút ngón tay, đẩy lưỡi, thói quen thở bằng miệng gây nên tình trạng cắn hở, cắn chìa , các răng cửa thưa
- Do sâu răng dẫn đến sự mất răng, mất tiếp xúc điểm giữa các răng dẫn đến thiếu khoảng mọc răng
- Rối loạn trong phát triển răng như tình trạng thiếu răng, răng dư…Sai khớp cắn sẽ ảnh hưởng như thế nào ?
- Ảnh hưởng thẩm mỹ
- Răng mọc lệch lạc gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, dẫn đến các vấn đề sâu răng vĩnh viễn, nha chu ở trẻ
- Chấn thương khớp cắn cũng là một vấn đề thường gặp khi trẻ có một khớp cắn không tốt dẫn đến việc răng vĩnh viễn lung lay, viêm tuỷ, nang vùng xương hàm…
Chỉnh hình răng miệng bao gồm các giai đoạn nào?
- Chỉnh hình phòng ngừa và can thiệp : là giai đoạn sớm, ngăn ngừa những biến chứng nặng nề do rối loạn khớp cắn gây ra, phụ huynh được tư vấn và đưa kế hoạch điều trị cho bé, công tác điều trị bao gồm kiểm soát sâu răng, giữ khoảng mọc răng cho răng sữa mất sớm, nhổ răng sữa, răng thừa, hướng dẫn vệ sinh răng miệng, phát hiện và hướng dẫn bỏ các thói quen răng miệng như mút ngón tay, thở miệng…
- Chỉnh hình răng mặt toàn diện: là giai đoạn chỉnh hình nhằm mục đích đạt được khớp cắn tối ưu và thẩm mỹ.
Giới thiệu một vài khí cụ chỉnh hình
- Chỉnh nha khí cụ tháo lắp
- Chỉnh nha khí cụ cố định
Khi nào thì nên khám chỉnh hình cho trẻ?
- Ở Việt Nam, tỷ lệ lệch lạc răng cũng chiếm tỷ lệ khá cao ở mọi lứa tuổi. Theo PGS.TS Đổng Khắc Thẩm (2000), tỷ lệ sai khớp cắn của người Việt Nam tuổi 17 – 27: 83,2%. Các nguyên nhân gây ra lệch lạc khớp cắn vẫn chưa được quan tâm phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do đó, việc cho trẻ đến khám chuyên khoa răng hàm mặt từ những giai đoạn mọc chiếc răng đầu tiên là rất quan trọng.
Phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh, chỉnh hình phòng ngừa sai khớp cắn ở lứa tuổi từ rất sớm mang lại kết quả tốt hơn chỉnh hình toàn diện thực hiện khi trẻ lớn lên. Vì vậy, phụ huynh và trẻ cần được giáo dục, hướng dẫn để phòng ngừa sớm tình trạng sai khớp cắn.
Khoa Răng Hàm Mặt
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố