Công tác kiểm soát côn trùng tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Việt Nam là quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết thường xuyên thay đổi, tạo điều kiện cho các loại côn trùng sinh sản phát triển (ruồi, muỗi, kiến, gián,…). Các loài côn trùng này ẩn chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố được quy hoạch xây dựng tại Khu Y tế kỹ thuật cao xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh (theo Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới ngành y tế TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025), nằm tại cửa ngõ phía Tây của thành phố, góp phần giảm tải cho Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 khi đón bệnh ở khu vực lân cận và các tỉnh miền Tây.

Với vị trí địa lý nằm ở ngoại ô, xưa kia là khu vực đồng ruộng nên Bệnh viện bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ các loại côn trùng, đặc biệt là muỗi, chuột và kiến ba khoan.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố – ảnh chụp từ vệ tinh (xung quanh là đồng ruộng)
Quy hoạch trong tương lai Khu Y tế Tân Kiên

Trước tình hình trên, Bệnh viện đang gặp vấn đề nan giải với tác hại từ côn trùng, như: chuột cắn phá các hệ thống kỹ thuật gây mất điện, mất mạng internet, kiến ba khoan xâm nhập vào các khu khám bệnh, khu nội trú, muỗi xuất hiện ngày càng nhiều tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch, chưa kể đến các loại côn trùng bay khác như mối, kiến cánh, gián…

Trong bối cảnh đó, Ban Giám đốc Bệnh viện đã tìm hiểu và hợp tác về kiểm soát côn trùng dịch hại với Công ty Rentokil, một đơn vị có uy tín trong lĩnh vực kiểm soát côn trùng, thành lập tại Vương quốc Anh vào năm 1925 và lập chi nhánh tại Việt Nam vào năm 2007.

Các dịch vụ và lợi ích mà Rentokil mang lại:

  1. Đánh giá chuyên nghiệp về các phương pháp vệ sinh hiện tại và tư vấn thêm nhằm giảm thiểu khả năng tấn công của côn trùng;
  2. Nhận biết các điểm xâm nhập của côn trùng và khuyến cáo chủ động về che chắn;
  3. Lập kế hoạch kiểm soát côn trùng hằng năm;
  4. Luân phiên sử dụng các biện pháp xử lý và sử dụng hóa chất nhằm hạn chế côn trùng kháng thuốc;
  5. Lưu trữ các báo cáo tình trạng côn trùng dịch hại xâm nhập và tình trạng các trạm theo dõi;
  6. Đảm bảo các giấy chứng nhận đào tạo kỹ thuật và các thuốc diệt côn trùng sẽ được lưu trữ cho mục đích kiểm tra đánh giá;
  7. Đào tạo cho nhân viên của Bệnh viện hiểu biết tốt hơn và hỗ trợ kiểm soát côn trùng dịch hại;
  8. Báo cáo xu hướng và hoạt động của côn trùng được thể hiện bằng đồ thị;
  9. Báo cáo chi tiết về sự xâm nhập và điều kiện bất lợi dẫn đến tình trạng côn trùng;
  10. Báo trực tuyến thông qua phần mềm myRentokil.

Với năng lực của Công ty Rentokil, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố kỳ vọng sẽ giảm thiểu đến mức tối đa tác hại từ côn trùng gây hại, đem lại môi trường khám bệnh, chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhi.

Một số hình ảnh thực tế:

Bẫy chuột được đặt tại tầng hầm và khu vực ngoại vi
Phun thuốc bên trong tòa nhà và khu vực ngoại vi
Phun thuốc bên trong tòa nhà và khu vực ngoại vi
Đèn bẫy thu hút côn trùng bay tại các lối ra vào

KS ĐINH CÔNG BẰNG
PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ