Tổng quan bệnh viêm não nhật bản: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa.

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus, là nguyên nhân hàng đầu gây viêm não và tàn tật thần kinh do virus ở Châu Á – Thái Bình Dương.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 67.000 ca mắc bệnh mới, với tỉ lệ tử vong cao khoảng 25-30% và gây di chứng nặng nề trên 50% ở nhóm bệnh sống sót.

Trong nhóm bệnh tử vong, đặc biệt trẻ ở nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm đến 75%.

Theo các nghiên cứu hiện tại, phân bố bệnh theo lứa tuổi đang có sự dịch chuyển, cụ thể tăng dần ở nhóm tuổi nhũ nhi (6.8%) và nhóm >15 tuổi ( 13.2%), tuy nhiên nhóm 1-15 tuổi vẫn là đối tượng trọng điểm (80%)

Tại Việt Nam, miền Nam với khí hậu nóng kéo dài nên bệnh xuất hiện quanh năm, trái với miền Bắc bệnh lưu hành theo mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, đỉnh cao rơi vào các tháng 5-6-7.

Nhờ việc nỗ lực đưa vaccine viêm não Nhật Bản vào chương trình tiêm chủng mở rộng, nước ta đã cải thiện đáng kể số lượng ca mắc bệnh mới, giảm từ 2000-3000 ca/năm ở những năm thập niên 1990 xuống còn 200-300 ca/ năm ở thời điểm hiện tại.

Do đó,tiêm ngừa bằng vaccine là phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Bệnh viêm não Nhật Bản gây ra bởi virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm B, họ Togaviridae, chủng Flavivirus gây ra. Virus bị bất hoạt ở 56 độ C sau 30 phút và 100 độ C sau 2 phút.
  • Nguồn chứa chủ yếu là lợn và chim, lây truyền qua người thông qua muỗi Culex – loài muỗi tăng sinh mạnh ở nước ta vào các tháng mưa, nóng.

Triệu chứng, biến chứng và điều trị:

Phần lớn người nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản không có triệu chứng; dưới 1% người nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản có biểu hiện lâm sàng.

Nhiễm vi-rút viêm não Nhật Bản thường có biểu hiện lâm sàng của một bệnh viêm não cấp tính. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày. Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện của sốt cao, đau đầu, nôn. Tình trạng tinh thần thay đổi, rối loạn thần kinh trung ương, yếu cơ hay rối loạn vận động có thể xảy ra trong vài ngày tiếp đó.

Các biểu hiện kinh điển của viêm não Nhật Bản bao gồm:

  • Hội chứng Parkinson với mặt lạnh lùng, run, động tác chậm chạp, cứng cơ
  • Liệt mặt cấp,
  • Thường xuyên có co giật, đặc biệt ở trẻ em
  • Xét nghiệm thường có tăng bạch cầu, thiếu máu nhẹ, giảm natri máu. Dịch não tủy  đặc trưng bởi tăng nhẹ đến trung bình tế bào bạch cầu lympho, tăng nhẹ protein, tỷ lệ đường trong dịch não tủy và máu bình thường

Trên 50% số ca bệnh sống sót để lại di chứng nặng nề, trong đó:

  • 30% có khuyết tật vận động
  • 20% co giật
  • 20% có vấn đề về nhận thức và nôn ngữ nặng.

Hiện nay, Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt, chống phù não, cắt cơn co giật, ổn định hô hấp tuần hoàn…
Tuy nhiên, viêm não Nhật Bản hoàn toàn có thể phòng ngừa dễ dàng bằng việc tiêm phòng bằng vaccine.

Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại vaccine viêm não Nhật Bản đang được sử dụng là:

  • Jevax : vaccine bất hoạt
  • Imojev: vaccine sống giảm độc lực, tái tổ hợp

IMOJEV – Vaccine phòng ngừa viêm não Nhật Bản thế hệ mới

Nguồn gốc:

Sanofi Pasteur ( Pháp)

Chỉ định:

IMOJEV là vaccine phòng ngừa bệnh Viêm não Nhật Bản cho người lớn và trẻ em từ 9 tháng tuổi.

Lịch tiêm phòng:

  • Trẻ từ  9 tháng – 18 tuổi :
  • Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 1 năm
  • Người tròn 18 tuổi trở lên:
  • Tiêm 1 liều duy nhất
  • Trường hợp trẻ đã tiêm ngừa vơi liều Jevax trước đó , lịch chuyển đổi như sau:
Trẻ đã tiêm 1 liều Jevax Tiêm đầy đủ 2 liều Imojev
Trẻ đã tiêm 2 liều Jevax Tiêm đủ liều 3 Jevax à tiêm nhắc 1 liều Imojev sau 3 năm

HOẶC

Tiêm 2 liều Imojev cách nhau ít nhất 1 năm

Trẻ đã tiêm 3 liều Jevax Tiêm 1 liều Imojev sau 3 năm

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử phản ứng dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vaccine IMOJEV
  • Người đang có bệnh nhiễm trùng cấp tính
  • Người có suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ

Tác dụng không mong muốn:

  • Phản ứng toàn thân: Sốt, đau đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, phát ban
  • Phản ứng tại chỗ: Sưng đỏ, đau nơi tiêm.

Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố