Tháng 9: Tháng của mùa tựu trường

Trở lại trường học đối vơi các trẻ sẽ là những ngày có nề nếp, kỷ luật hơn. Tháng 9 là một tháng đầy thử thách và nhiều cảm xúc đối với những trẻ lần đầu tiên tiên đi học, các bậc cha mẹ cũng cảm thấy cô đơn, buồn bã sau khi con trẻ khôn lớn và rời khỏi gia đình đi học xa nhà, đối với trẻ trong độ tuổi đi học cũng phải đối mặt với việc nhập học ở trường mới, có nhiều trẻ sẽ thấy lo lắng khi trở lại trường học. Hãy xem điều gì đang khiến trẻ căng thẳng và cách đối phó với những thay đổi mà trẻ đang phải đối mặt này.

Trẻ em và Thanh thiếu niên trở lại trường học

Đối với trẻ nhỏ — đặc biệt là những trẻ mới đi học lần đầu, trẻ sắp đi học ở trường mới do gia đình chuyển nhà và với trẻ gặp khó khăn trong học tập thì ngày đầu tiên đi học có thể quá sức đối với trẻ. Trẻ nhỏ có thể phải vật lộn với nỗi lo chia ly. Con của bạn, ở mọi lứa tuổi, ngay cả khi chúng không thể hiện sự lo lắng, cũng có thể chúng phải đang vật lộn với chứng lo âu khi tựu trường. Chúng có thể lo lắng về việc cảm thấy không được các bạn ở trường yêu mến, hay không thể đạt được thành tích cao trong học tập.

Thanh thiếu niên bước vào trường trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng gặp phải tình trạng lo lắng khi tựu trường. Học sinh cấp hai có thể cảm thấy lo lắng về môi trường mới, khối lượng kiến thức nhiều hơn, cùng với áp lực xã hội ngày càng tăng khi trở thành thanh thiếu niên. Học sinh trung học, cùng với áp lực gia tăng về kết quả học tập và kỳ vọng ngày càng tăng cao, có thể đang gặp phải chứng lo âu xã hội

Sự bình tĩnh, tự tin và tự trọng

Khi nói đến việc giúp con cái của chúng ta định hướng và đối phó với sự thay đổi, chúng ta, với vai trò là cha mẹ, đó chính là sự bình tĩnh, tự tin và tự trọng. Chúng ta nên chuẩn bị cho con cái chúng ta những điều cơ bản — bữa trưa, quần áo thoải mái và các dụng cụ học tập cần thiết. Hãy bắt đầu truyền cho trẻ niềm tin vào bản thân và khả năng đương đầu với những thử thách trong cuộc sống. Giải thích rằng nếu các con lo lắng về khả năng giải quyết các công việc ở trường thì những lo lắng của các con là hoàn toàn bình thường và bạn bè cũng như các giáo viên và nhân viên tại trường luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ các con.

Lắng nghe mối quan tâm của trẻ và khuyến khích trẻ chia sẻ nỗi sợ hãi của mình. Giáo viên hỗ trợ các em nếu các em đang gặp khó khăn trong việc làm bài tập ở trường ra sao? Các bạn  không thích trẻ vì điều gì? Bằng cách dạy trẻ đối mặt với nỗi sợ hãi, bạn đang trao cho trẻ khả năng suy nghĩ chín chắn và logic về khả năng xảy ra các tình huống xấu nhất mà trẻ đang tưởng tượng – một bài học quý giá sẽ theo tất cả chúng ta suốt cuộc đời!

Khi nào đến lúc con bạn rời tổ

Tại một thời điểm nào đó, sẽ là lúc con bạn phải bắt đầu mới bước chuyển mới: con bạn đi học xa, hay làm một công việc xa nhà, sự chuyển đổi này là không thể tránh khỏi. Ở giai đoạn này của cả cuộc đời của con bạn và của bạn, có thể có rất nhiều điều phải lo lắng, xử lý và điều hướng. Đến thời điểm hiện tại, bạn đã nỗ lực rất nhiều trong việc giúp con mình ổn định và hòa nhập với môi trường mới. Trẻ sẽ bận rộn, hồi hộp và hào hứng khi bắt đầu một chương mới của cuộc đời mình.

Điều quan trọng là bạn phải cho phép con mình bắt đầu giai đoạn mới thú vị này của cuộc đời theo điều kiện của chúng. Giữ liên lạc, nhưng không quá liên tục. Hãy cho trẻ biết rằng trẻ có thể gọi cho bạn bất cứ khi nào họ muốn, nhưng hãy chống lại mọi sự thôi thúc gọi cho trẻ quá nhiều. Thiết lập một khoảng thời gian gọi định kỳ và lập kế hoạch cụ thể cho thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Điều này mang lại cho mọi người điều gì đó để mong đợi và giúp tạo ra những ranh giới lành mạnh giúp mọi người luôn vững vàng và tự chủ. Nếu trẻ cần hỗ trợ thêm, trẻ sẽ yêu cầu. Hãy cho phép trẻ thiết lập các nguyên tắc cơ bản về mức độ hỗ trợ nhiều hay ít mà trẻ cần.

Đôi điều cho chiếc tổ trống

Nếu bạn đang phải đối mặt với một ngôi nhà đột nhiên không có trẻ, chào mừng bạn đến với hội chứng chiếc tổ trống, đó là một hành vi hỗn hợp của buồn, vui, lo lắng và phấn khích về giai đoạn mới này của cuộc đời.

Trong khi vai trò chính của bạn trong nhiều năm là các bậc cha mẹ — và bạn vẫn là cha mẹ — thì bạn không còn phải túc trực suốt ngày đêm nữa. Bạn có nhiều thời gian hơn; đã đến lúc suy nghĩ về điều gì mang lại ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của bạn cũng như cách bạn muốn dành thời gian của mình.

Đã đến lúc khám phá điều gì mang lại cho bạn sự hài lòng và niềm vui ở giai đoạn này trong cuộc sống của bạn. Đầu tư vào một sở thích mới. Kết nối lại với các người bạn của mình. Đi du lịch, tập thể dục, tham gia một lớp học nấu ăn và lên kế hoạch cho những chuyến đi ngắn ngày cuối tuần cùng nhau. Kết nối lại theo những cách thú vị. Ưu tiên các sở thích của bạn. Thay đổi một thói quen thực sự không phải là một điều dễ dàng. Chuyển các ưu tiên sang bản thân và nhu cầu của bạn là một thay đổi quan trọng. Nghĩ về những điều bạn từng thích mà không thể làm khi còn tập trung vào việc làm cha mẹ toàn thời gian.

Hội chứng chiếc tổ trống, mặc dù có đầy những điều mới mẻ, đi kèm với những cảm xúc khó khăn, như buồn bã và lo lắng. Những gì bạn đang cảm thấy là rất bình thường và bạn không nên cảm thấy tội lỗi, xấu hổ hoặc yếu đuối nếu bạn đang gặp khó khăn. Có rất nhiều nhóm hỗ trợ cho các bậc cha mẹ điều hướng quá trình chuyển đổi của con cái họ rời khỏi nhà. Nếu tham gia một nhóm không phải là phong cách của bạn và bạn thấy mình đang gặp khó khăn, hãy cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ của nhà trị liệu, trị liệu cá nhân hay trị liệu nhóm. Điều quan trọng là phải đối xử tốt với bản thân nếu bạn đang gặp khó khăn.

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo: https://www.psychologytoday.com