Sự hình thành và phát triển sau 5 năm hoạt động của điều dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định thành lập bệnh viện: số 4117/QĐ-UBND ngày 04 tháng 09 năm 2009. 

Ngay từ những ngày đầu thành lập bệnh viện, Phòng Điều dưỡng là 1 trong 10 phòng chức năng được xác lập nhằm mục đích tham mưu cho  Ban Gíam Đốc thực hiện chức năng quản lý chuyên môn công tác chăm sóc người bệnh. Phòng điều dưỡng Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố được thành lập theo Quyết định số 5121/QĐ- SYT ngày 20/09/2016.

  • Lãnh đạo đương nhiệm

Trưởng phòng: CK1.ĐD. Lê Thị Hồng Linh
Phó Trưởng phòng: CNĐD. Huỳnh Thị Ngọc Diệp

  • Nhân  lực

Từ 11/2016: Phòng Điều dưỡng có 2 nhân sự
2017-2018:  Phòng Điều dưỡng có 4 nhân sự
2018- 2021: Phòng Điều dưỡng có 6 diều dưỡng và 2 điều dưỡng đa năng.

NHÌN LẠI  SỰ PHÁT TRIỂN ĐIỀU DƯỠNG TRONG 5 NĂM 
Trong suốt chặng đường phát triển, phòng ĐD bệnh viện nhi đồng thành phố cũng đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Song với đội ngũ ĐD trẻ, năng động của bệnh viện đã kiên trì phấn đấu và từng bước xây dựng đội ngũ Điều dưỡng tận tâm với nghề, thân thiện với bệnh nhi, vững vàng về chuyên môn, xứng đáng là Điều dưỡng của Bệnh viện đầu ngành nhi khoa các tỉnh phía Nam. Quá trình hình thành và phát triển của chuyên ngành Điều dưỡng BV nhi đồng thành phố có thể được điểm qua những nét nổi bật sau đây:

Thành tích đạt được của tập thể điều dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

  • Ban hành sách Quy trình kỹ thuật Điều dưỡng nhi khoa tập 1- nhà xuất bản y học  04/10/2018.
  • Phối hợp với Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh khai giảng 02 lớp Lớp thực hành cấp cứu nhi khoa cơ bản dành cho Điều dưỡng” 
  • Hợp tác quốc tế: Bệnh viện tiếp phái đoàn AVVRG đến tham quan, chia sẽ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau về các chuyên đề về  Sơ sinh, Ung bướu, chuyên đề Cấp cứu trong 2 năm liền. 
  • Tổ chức thành công Hội nghị khoa học Điều dưỡng mở rộng hằng năm
  • Điều dưỡng được tham gia các khóa học tại nước ngoài như Bỉ, Đài loan…
  • Đạt thành tích trong hội thi Điều dưỡng trưởng giỏi do Sở Y tế tổ chức năm 2019 chuyên đề “Kiểm soát nhiễm khuẩn và An toàn người bệnh: 3 thí sinh có mặt tại vòng thi chung kết xếp hạng ( đạt hạng nhất, nhì, ba), có 1 thí sinh đạt điểm cao nhất lý thuyết tại vòng 
  • Sáng kiến cải tiến, nghiên cứu khoa học của ĐDT- KTV: đạt 74 đề tài.
  • Thành tích nổi bậc khác: 

Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2018, 2019 do chủ tịch UBND thành phố HCM tặng (phòng Điều dưỡng, các khoa Lâm sàng)
Hoàn thành suất sắc nhiệm vụ 2 năm liên tục 2017-2018 (phòng Điều dưỡng, các khoa Lâm sàng)
Giấy khen dành cho Điều dưỡng – KTV “Đã có thành tích xuất sắc trong phẫu thuật tách rời 2 bé song sinh dính nhau Trúc Nhi – Diệu Nhi” do Ủy Ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và SYT khen tặng 
Ngoài ra, sau chặng đường 5 năm, Điều dưỡng đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển bệnh viện cũng như chăm sóc cho sức khỏe của các bệnh nhi. Bên cạnh đó Điều dưỡng đã cùng với Bác sĩ tiếp tục thực hiện nhiều kỹ thuật trong lĩnh vực cấp cứu hồi sức nhi: đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm bằng nhiều phương pháp ( chích tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch bẹn, tĩnh mạch cánh tay…), chạy EMO, CIC, mổ tim, thông tim…

Chuyên khoa tim mạch –  thông tim
Tim mạch can thiệp là một tiến bộ đặc biệt thuộc chuyên ngành tim mạch. Với kỹ thuật này, những điều tưởng như không thể làm được đã có thể thực hiện được, mở ra hy vọng cho những trường hợp bệnh nhi tim mạch có chỉ định phẫu thuật nhưng không đủ điều kiện mổ. Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, bệnh viên không ngừng nâng cao chuyên môn điều dưỡng can thiệp tim mạch tại bệnh viện.

Kỹ thuật can thiệp tim mạch tại giường
Các phương pháp điều trị kỹ thuật cao:
+ Can thiệp cấp cứu 24/24 giờ.
+ Chụp và can thiệp mạch vành chương trình.
+ Điều trị bệnh tim bẩm sinh bằng kỹ thuật can thiệp qua da: đóng thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, nong van động mạch phổi, van 2 lá bị hẹp.
+ Đặt bóng dội ngược động mạch chủ (IABP).
+ Điều trị bệnh động mạch ngoại biên.
+ Điều trị tiêu sợi huyết động mạch phổi, động mạch chi.
+ Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới phòng ngừa thuyên tắc phổi.
– Triển khai các dịch vụ lâm sàng, tư vấn và điều trị các bệnh lý tim mạch tại khoa.  
2018: 66 ca
2019: 199 ca
2020: 209 ca
Quý 1,2/2021: 110 ca

Chuyên khoa ECMO
Sau gần một tuần chạy ECMO và gần 3 tuần điều trị tình trạng trẻ cải thiện, tỉnh táo, thở tự nhiên với khí trờ
Cùng với việc áp dụng kỹ thuật oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) cứu sống nhiều trẻ viêm cơ tim tối cấp từ năm 2018, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố tiếp tục áp dụng kỹ thuật này trong điều trị suy hô hấp tuần hoàn ở trẻ sơ sinh, trẻ hậu phẫu tim bẩm sinh phức tạp, trẻ viêm phổi ARDS nặng (acute respiratory distress syndrome). Cho tới nay Bệnh viện đã điều trị ECMO cho 28 trường hợp, với tỉ lệ cứu sống chung 71,4%. Qua quá trình triển khai áp dụng ECMO, Bệnh viện đã hình thành ê kíp ECMO gồm nhiều chuyên khoa phối hợp: hồi sức cấp cứu, điều dưỡng, tim mạch, thông tim, phẫu thuật tim, ngoại lồng ngực mạch máu, gây mê hồi sức, chỉnh hình, khối cận lâm sàng, ngân hàng máu, chẩn đoán hình ảnh,…và thực hiện được các kỹ thuật hỗ trợ giải quyết các tai biến xảy ra trong quá trình điều trị ECMO như kỹ thuật venting giảm tải thất trái, khâu mạch máu, phẫu thuật điều trị túi phình, giả phình mạch máu nơi tiêm, lấy huyết khối động mạch, gắn kết nối với hệ thống máy lọc máu liên tục để hỗ trợ gan thận

Cuộc phẫu thuật song sinh tách dính

Các điều dưỡng viên đang điều chỉnh Monitor theo dõi cho Trúc nhi sau hậu phẫu
Các điều dưỡng viên đang điều chỉnh Monitor theo dõi cho Trúc nhi sau hậu phẫu

Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố là đơn vị chịu trách nhiệm chính, phối hợp 12 ekip khác như chỉnh hình, niệu, chẩn đoán hình ảnh, hồi sức… đã thực hiện thành công ca phẫu thuật tách rời hai bé song sinh 13 tháng tuổi Hoàng Trúc Nhi và Hoàng Diệu Nhi, nặng tổng cộng 15kg vào ngày 15/7/2020 tại bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Đây là ca phẫu thuật phức tạp dính nhau diện rộng dính nhau bụng chậu nên cần phải huy động toàn bộ gần 100 nhân viên y tế bao gồm hơn 60 y Bác sĩ, Điều dưỡng và nhân viên bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Đặc biệt, sự góp mặt của e kip chăm sóc hậu phẫu của điều dưỡng đã góp phần thành công rất lớn cho cuộc phẫu thuật

Hình ảnh 2 bé sau cuộc đại phẫu thuật
Tham gia chống dịch Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn đang diễn biến phức tạp, khó lường trên toàn cầu cũng như trong nước, người điều dưỡng tiếp tục vẫn là những người tiếp sức đầu tiên và cuối cùng trong chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Nhiều điều dưỡng đã cùng với các bác sĩ và nhân viên y tế tuyến đầu không có ngày nghỉ, họ phải xa gia đình, xa con nhỏ, liên tục, miệt mài tham gia phòng chống dịch bệnh. Các ca trực đôi khi kéo dài suốt 24 giờ, hết giờ làm việc mọi người được trở về nhà thì họ vẫn phải ở lại bệnh viện hoặc khu cách ly riêng. Có thể nói đây là một quá trình dấn thân của các cán bộ y tế trong đó có người điều dưỡng. Mỗi người, mỗi công việc đều có giá trị riêng. Giá trị nghề điều dưỡng là theo sát, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh bằng tất cả sự tận tâm của mình.

Phòng Điều dưỡng
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố