Nấu ăn giúp phát triển tình cảm của trẻ

Nhà bếp là nơi tuyệt vời để trẻ em thử những điều mới và khám phá. Cha mẹ có thể sử dụng việc nấu ăn như một cơ hội để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và tình cảm.

Cha mẹ khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ở nhà bếp, tạo cơ hội dành thời gian chất lượng cho nhau. Trước khi cha mẹ xem xét các bước trong quá trình nấu ăn, thông qua đó hỗ trợ cảm xúc cho trẻ. Dưới đây là một số mẹo thiết thực để giúp cha mẹ làm cho hoạt động trở nên thú vị và an toàn:

Đảm bảo thực phẩm được xử lý hợp vệ sinh. Dạy trẻ rửa tay và những việc cần làm khi xử lý các nguyên liệu như thịt sống.

Đảm bảo khu vực nấu ăn an toàn và thiết lập các hướng dẫn. Các quy tắc, chẳng hạn như không chạm vào lò vi sóng và không làm bất cứ điều gì mà không có sự giám sát, tất cả đều phụ thuộc vào độ tuổi và cần được thiết lập ngay từ đầu. Ví dụ, tiệt trùng lọ trong lò vi sóng là chìa khóa để giữ mứt và tương ớt được lâu hơn, nhưng đó là công việc của các bậc cha mẹ.

Cha mẹ nói chuyện với trẻ … thật nhiều. Hãy khơi gợi những cuộc trò chuyện về món ăn mà cha mẹ đang nấu, nguồn gốc từ đâu và tại sao món ăn cần được chuẩn bị theo một cách nhất định. Đặt câu hỏi cho trẻ và để cho trẻ đặt câu hỏi.

Cha mẹ là một hình mẫu cho hành vi. Chú ý các hoạt động của cha mẹ, vì trẻ em có xu hướng quan sát và bắt chước rất nhanh.

Hãy để trẻ thử nghiệm. Khi trẻ đã nắm rõ các quy tắc về an toàn và các quy trình nấu ăn chung, hãy để trẻ tự do sáng tạo. Hãy cho trẻ cơ hội khám phá các thành phần, sự kết hợp và công thức nấu ăn khác nhau – trẻ sẽ thích điều đó!

Đây là một số hoạt động chỉ dẫn để trẻ thích ứng và hiểu một số quy tắc trong nhà bếp. Bên cạnh đó, cách nấu ăn thực sự có thể đem lại lợi ích cho sự phát triển cảm xúc của trẻ.

Nấu ăn là một cách tuyệt vời để dành thời gian cho trẻ. Giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn. Nó không chỉ mang đến cho cha mẹ cơ hội thưởng thức những món ăn mà những thiên thần mình làm ra mà còn mang đến cho những trẻ cơ hội thể hiện tình yêu của chúng đối với cha mẹ.

Trong quá trình nấu ăn cũng cần có sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn khi mọi thứ có thể phát sinh trong quá trình nấu ăn, kiên nhẫn khi chờ đợi được hướng dẫn. Khi trẻ chờ sự giúp đỡ và kiên nhẫn đợi sản phẩm của mình. Những đứa trẻ càng phát triển tính kiên nhẫn càng sớm, chúng sẽ càng có khả năng đối phó tốt hơn với việc chờ đợi trong quá trình phát triển.

Học một kỹ năng mới là một cách tuyệt vời để phát triển sự tự tin của trẻ. Không có gì hài lòng hơn khi biết rằng bản thân đã đóng góp một phần rất lớn vào sự thành công. Và điều đó tăng gấp đối với những đứa trẻ. Hãy nhấn mạnh vào lời khen ngợi và cho trẻ biết trẻ đã làm được một công việc tuyệt vời. Ngoài ra, mọi thứ có thể xảy ra sai sót trong quá trình nấu ăn, vì vậy trẻ có thể học cách ứng phó với sự thất vọng và vượt qua những khó khăn.

Một phần của việc xây dựng sự tự tin là học các kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi trẻ phát triển lý luận và khả năng nghĩ ra các phương pháp thay thế, chúng sẽ có thể vượt qua các vấn đề dễ dàng hơn và cảm thấy có thể đạt được mục tiêu của mình hơn. Nấu ăn có thể trẻ gặp một số khó khăn vì vậy khi cha mẹ giúp trẻ vượt qua, điều đó khiến chúng hài lòng và yên tâm rằng lần sau chúng gặp phải vấn đề, chúng có thể giải quyết được.

Khi cha mẹ bắt đầu nấu ăn với trẻ, cho trẻ tham gia những hoạt động đơn giản- một phần để tạo sự hứng thú và sự an toàn cho trẻ. Cha mẹ và trẻ tham gia hoạt động này nhiều với nhau thì cha mẹ càng có thể giao cho họ trách nhiệm. Ví dụ, khi tiệt trùng bình trong lò vi sóng, chúng có thể chỉ bắt đầu bằng cách nhấn nút, nhưng sau một thời gian, chúng có thể làm được nhiều việc hơn.

Như cha mẹ thấy, nấu ăn có thể thúc đẩy sự phát triển cảm xúc của trẻ theo nhiều cách. Cho dù có những trải nghiệm chưa phù hợp nhưng giúp trẻ nhận ra và học hỏi từ điều đó, hay sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề để ứng phó với xung đột, trẻ có thể đưa những gì trẻ học được trong nhà bếp ra thế giới bên ngoài. Đây là cơ hội để cha mẹ giúp trẻ học hỏi, phát triển và đồng thời cũng có một khoảng thời gian tuyệt vời các thành viên dành cho nhau.

 

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung CHUYÊN GIA TÂM LÝ NGUYỄN THỊ MỸ DUNG
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố


Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.ourfamilywizard.com/blog/cooking-and-childhood-emotional-development
  2. https://www.inthewildparenting.com/blog/cooking-up-social-emotional-learning
  3. https://www.childrenscourtyard.com/blog/2016/04/7-ways-children-learn-through-cooking/