Lắng nghe với sự đồng cảm

Vai trò của cha mẹ là định hướng, hướng dẫn kỹ năng, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm, những cách thức giúp con vươn đến thành công. 

Cha mẹ là những người từng trải, họ có những kinh nghiệm sống mà mà con cái họ có thể sẽ không có cơ hội trải nghiệm.

Bảo vệ con cái tránh gặp phải những vấn đề khó khăn trong cuộc sống và tránh khỏi việc bị tổn thương và giúp con đi trên con đường tốt đẹp hơn một cách thuận lợi và nhanh chóng thường là mục tiêu của bất kỳ cha mẹ tốt nào.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu vai trò của cha mẹ khác đi? Điều gì sẽ xảy ra nếu việc nuôi dạy con cái thiên về lắng nghe để hiểu, lắng nghe với sự đồng cảm và hiểu tại sao con bạn nghĩ và làm những gì chúng làm? Thay vì bảo vệ cho trẻ tránh khỏi những rắc rối, có lẽ với vai trò này có thể hiểu được lý do tại sao con suy nghĩ và có sư lựa chọn khác cha mẹ.

Nuôi dạy con cái là một trong những công việc khó khăn nhất mà đa phần ai cũng phải trải qua trong cuộc đời. Tài chính, công việc, cuộc sống, trường học, bạn bè và gia đình đều có thể khiến việc tập trung vào con trẻ trở nên rất khó khăn hơn.

Bạn có thể chỉ muốn chúng làm tốt, trở nên tốt hơn và cải thiện bất cứ điều gì chúng đang làm để chúng có thể tiếp tục có một cuộc sống tốt khi trưởng thành. Nhiều bậc cha mẹ thích quá trình nuôi dạy con cái; nhìn con đứa trẻ lớn lên từng ngày, học hỏi và trưởng thành lên, đó là một trong những niềm hạnh phúc ngọt ngào nhất.

Nhưng khi đứa trẻ, ở bất kỳ độ tuổi nào, không làm theo những gì bạn muốn thì thật khó để tạm thời ngừng lại để suy nghĩ về nó theo một hướng mới và tìm hiểu lý do tại sao con lại không nghe lời cha mẹ. Bản chất của con người là muốn được lắng nghe và hiểu, được “biết đến” bằng cách nào đó. 

Trẻ từ 7-10 tuổi có thể bắt đầu đặt câu hỏi về những gì chúng đã học và xem xét các lựa chọn thay thế khác. Không phải đó là biểu hiện không tôn trọng của trẻ khi trẻ làm điều này; nó là sự phát triển. Bạn có muốn nuôi dạy một đứa trẻ luôn thắc mắc, hỏi han và đưa ra các ý kiến bản thân? Mặc dù các bậc cha mẹ thường muốn một đứa trẻ lớn lên và giống như hình ảnh của họ, nhưng việc để đứa trẻ trở thành chính mình – với những suy nghĩ, cảm xúc và cách tiếp cận cuộc sống của riêng chúng – là minh chứng cho việc nuôi dạy con cái đúng đắn.

Lần tới khi bạn cảm thấy thất vọng, dù là một đứa trẻ lên 10 hay một đứa trẻ trưởng thành 30 tuổi, hãy thử sử dụng phương pháp Socrates để hỏi và sau đó lắng nghe bằng sự đồng cảm. Thay vì sẵn sàng nói với con bạn phải làm gì và làm như thế nào, hãy hỏi chúng xem chúng nghĩ gì. Hỏi lý do tại sao chúng nhận định một cái gì đó theo một cách nào đó.

Khám phá những điều trẻ bận tâm. Sau đó, khi con trả lời, hãy đặt câu hỏi tiếp theo. Đào sâu hơn. Đừng cho rằng chỉ vì bạn sinh ra con và bạn đã sống với con mà bạn thực sự biết rõ về con. Bạn sẽ không phải là bậc cha mẹ đầu tiên biết tất cả những điều con bạn đang giấu bạn.

Đôi khi một đứa trẻ không cảm thấy được đánh giá cao hoặc không cảm thấy an toàn khi chia sẻ những điều chúng thực sự quan tâm. Việc của bạn là đảm bảo cho đứa trẻ được an toàn và giúp chúng phát triển và học hỏi, nhưng cũng là tạo cho chúng một nơi an toàn về mặt tâm lý để khám phá các điều mới mẻ trong cuộc sống và học cách đối phó với những ý kiến bất đồng.

Đây không phải là một phần dễ dàng trong việc nuôi dạy con cái, nhưng sẽ rất bổ ích khi con bạn, dù còn nhỏ hay đã lớn, bắt đầu tìm đến bạn để hỏi bạn những câu hỏi và học hỏi. Đó là bằng chứng cho thấy bạn đã lắng nghe con để con tin tưởng bạn. Đừng bao giờ ngừng lắng nghe – và làm điều đó với sự đồng cảm và thấu hiểu.

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo:
Listening with Empathy | Psychology Today