Kiểm tra trí thông minh cho trẻ

Kiểm tra trí thông minh là ước tính hoạt động trí tuệ hiện tại của học sinh thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, được thiết kế để đánh giá các dạng suy luận khác nhau. Chỉ số thông minh (IQ) của học sinh thường được đo bằng bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa với các bài kiểm tra tham chiếu chuẩn.

Các bài kiểm tra IQ đã được sử dụng từ lâu, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận về những lợi ích tổng thể và mức độ liên quan của chúng trong bối cảnh hiện đại.

Trí thông minh liên quan đến khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề, phân tích tình huống và hiểu các giá trị xã hội, phong tục và chuẩn mực.

Hai dạng trí thông minh chính liên quan đến hầu hết các cuộc đánh giá trí thông minh:

  • Trí thông minh ngôn ngữ là khả năng hiểu và giải quyết các vấn đề dựa trên ngôn ngữ.
  • Trí thông minh phi ngôn ngữ là khả năng hiểu và giải quyết các vấn đề theo tuần tự và không gian

Kiểm tra trí thông minh được thực hiện để hiểu rõ hơn khả năng của đứa trẻ trong việc học tập và đánh giá nhu cầu của học sinh

  • Trước đây, kiểm tra trí thông minh đã được sử dụng để xác nhận sự khó khăn trong học tập và thiết lập chỉ số thông minh cho mục đích chẩn đoán khuyết tật trí tuệ
  • Tùy thuộc vào loại bài kiểm tra trí thông minh được thực hiện, nó có thể cung cấp thông tin quan trọng về cách học sinh tiếp cận việc giải quyết vấn đề
  • Được diễn giải một cách thích hợp, kiểm tra trí thông minh có thể giúp các nhà giáo dục phát triển đưa ra các chiến lược giáo dục và hướng dẫn được thiết kế đặc biệt thích hợp để phát triển kế hoạch giáo dục cá nhân

Kiểm tra IQ là một hình thức kiểm tra quy chuẩn. Chúng ta có thể đối chiếu mức độ kỹ năng “bình thường” với mức độ kỹ năng của từng học sinh cùng tuổi. Các bài kiểm tra trí thông minh (còn được gọi là công cụ) được công bố dưới một số hình thức:

  • Các bài kiểm tra trí thông minh nhóm thường bao gồm một tập tài liệu kiểm tra bằng giấy và các bảng điểm quy đổi. Các bài kiểm tra thành tích nhóm, đánh giá các lĩnh vực học tập, đôi khi bao gồm cả thước đo nhận thức. Nhìn chung, các bài kiểm tra nhóm không được khuyến khích với mục đích xác định trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể hữu ích như một biện pháp sàng lọc để xem xét liệu có cần kiểm tra thêm hay không và có thể cung cấp thông tin cơ bản tốt về quá trình học tập của trẻ.
  • Các bài kiểm tra trí thông minh cá nhân có thể bao gồm một số loại nhiệm vụ, suy luận, giải quyết tình huống và cũng như các phiên hỏi và trả lời. Một số nhiệm vụ được hẹn giờ. Thang đo trí thông minh Wechsler cho trẻ em (WISC) và Thang đo trí thông minh Stanford Binet (trước đây được gọi là Bài kiểm tra Binet-Simon), là những ví dụ về các bài kiểm tra trí thông minh cá nhân. Bài kiểm tra WISC bao gồm các câu hỏi dựa trên ngôn ngữ, ký hiệu và khả năng giải quyết vấn đề, trong khi bài kiểm tra Stanford-Binet giúp chẩn đoán học sinh bị khuyết tật về nhận thức.
  • Các bài kiểm tra trên máy tính ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi, nhưng cũng như tất cả các bài kiểm tra khác, người chỉ định sẽ cân nhắc nhu cầu tình trạng của trẻ trước khi chọn hình thức kiểm tra nào phù hợp.
  • Các bài kiểm tra trí thông minh phi ngôn ngữ, chẳng hạn như bài kiểm tra toàn diện về trí thông minh phi ngôn ngữ (CTONI) và bài kiểm tra trí thông minh phi ngôn ngữ tổng quát, phiên bản thứ hai (UNIT2), được sử dụng để đánh giá những sinh viên có vấn đề về xử lý ngôn ngữ hoặc những người có trình độ tiếng Anh hạn chế. Trong các bài kiểm tra này, các nhiệm vụ được thiết kế để loại bỏ trí thông minh bằng lời nói khỏi việc đánh giá khả năng suy luận của một đứa trẻ, tư duy loại suy và giải quyết vấn đề của học sinh.

 

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.verywellfamily.com/understanding-intelligence-testing-for-children-2162161
  2. https://courses.lumenlearning.com/atd-hostos-child-development-education/chapter/measures-of-intelligence/