Khi trẻ sợ sống

Ngày 10 tháng 9 là Ngày Thế giới Phòng chống Tự tử, và thanh thiếu niên là đối tượng cần được quan tâm hàng đầu. Tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở thanh thiếu niên từ 10-14 tuổi và là nguyên nhân tử vong thứ ba ở thanh niên từ 15 đến 24 tuổi ở Hoa Kỳ (sau tai nạn và giết người).

Mỗi vụ tự tử đều là một bi kịch, và ở một góc độ nào đó cũng là một bí ẩn. Tự tử thường bắt nguồn từ cảm giác tuyệt vọng sâu sắc. Việc không có khả năng tìm ra giải pháp cho các vấn đề hoặc đối phó với hoàn cảnh sống đầy thử thách có thể khiến mọi người xem việc coi mạng sống của chính mình là giải pháp duy nhất cho tình huống bế tắc tạm thời này và hầu hết những người sống sót sau tự tử đều có thể tiếp tục sống tốt và có ý nghĩa.

Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tự tử; các yếu tố nguy cơ khác bao gồm rối loạn tâm thần, sử dụng chất kích thích, đau mãn tính, tiền sử gia đình từng tự tử. Tính bốc đồng thường đóng một vai trò nhất định trong việc cướp đi mạng sống của những trẻ vị thành niên.

Các dấu hiệu cho thấy ai đó đang dự tính tự tử như thay đổi tâm trạng đột ngột — thậm chí là tâm trạng bất ngờ lạc quan — hoặc có những hành vi hoàn toàn mới, họ có thể đang chủ động tự sát. Những người nói về việc trở thành gánh nặng cho người khác, không có lý do gì để tiếp tục sống, cảm thấy bị mắc kẹt hoặc đau đớn không thể chịu đựng nổi cũng có thể đang nghĩ đến việc tự tử.

Nói chuyện với một người đang có ý định tự tử?

Có rất nhiều câu chuyện về tự sát. Một là niềm tin sai lầm rằng nói về nó với một người đang gặp muốn tự sát sẽ khuyến khích hành động đó. Nếu một người thân yêu bày tỏ suy nghĩ hoặc kế hoạch tự tử, điều cần thiết là bắt đầu một cuộc trò chuyện. Sẽ là khôn ngoan khi tiếp cận cuộc thảo luận bằng cách xác định các nguồn trợ giúp như nhà trị liệu tâm lý và kết thúc cuộc trò chuyện với cam kết theo dõi người đó 24/24.

Trực tiếp trò chuyện với người đó bằng cách hỏi những câu hỏi sau:

Con đang đương đầu với những khó khăn của mình như thế nào?

Có bao giờ con nghĩ đến việc tự làm tổn thương chính mình?

Có bao giờ con nghĩ về cái chết?

Có bao giờ con nghĩ về việc tự tử?

Con đã bao giờ lên kế hoạch tự sát?

Người đang nghĩ đến chuyện tự tử có thể nhận được sự giúp đỡ ở đâu?

Bất kỳ ai đang trải qua những suy nghĩ hoặc hành vi tự sát dai dẳng nên tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt. Tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo chuyên biệt về vấn đề này là cách tốt nhất để giải quyết những cảm xúc ẩn sâu, phòng ngừa các cuộc khủng hoảng trong tương lai và duy trì sức khỏe tinh thần theo thời gian.


Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo:

  1. https:// www.psychologytoday.com
  2. https://www.msdmanuals.com