Chưa bao giờ là muộn để bắt đầu tiêm chủng.

Người lớn cần tiêm vắc xin nào?

Các quan niệm cố hữu hiện tại ở Việt Nam khiến người lớn không dành thời gian để tìm hiểu và bỏ lỡ tiêm chủng. Tuy nhiên, tiêm chủng không chỉ dành riêng cho trẻ. Thanh niên, người trưởng thành, đặc biệt là người già và người mắc các bệnh mạn tính rất cần tiêm chủng để bảo vệ cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

*Vì sao người lớn cần tiêm vắc xin để phòng bệnh:

  • Chủng ngừa vắc xin khi còn nhỏ sẽ mất dần tác dụng theo thời gian, cần tiêm ngừa các mũi vắc xin nhắc lại theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tác dụng bảo vệ luôn được bền vững
  • Hàng năm, có hàng triệu người trưởng thành mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm có thể chủng ngừa được bằng vắc xin như: Cúm, viêm màng não mô cầu, viêm phổi do phế cầu, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan A-B….. gây tốn kém trong điều trị và ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống
  • Người lớn hiện tại – trẻ em ngày trước không được tiêm phòng đầy đủ do hạn chế về vắc xin trước đây
  • Người trưởng thành, đặc biệt là người già và người mắc các bệnh lí mạn tính, có hệ miễn dịch kém hơn, nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh, do đó việc chủng ngừa càng quan trọng ở nhóm tuổi này
  • Chủng ngừa không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn giúp bảo vệ gia đình và cộng đồng xung quanh khỏi các tác nhân gây bệnh.

*Đối tượng nào cần tiêm chủng:

Tất cả người lớn đều được khuyến khích chủng ngừa đầy đủ, đặc biệt là các đối tượng:

  • Người lớn tuổi
  • Người đang mắc các bệnh mạn tính hoặc người đang có tình trạng suy giảm miễn dịch(*)
  • Phụ nữ dự định có thai hoặc đang mang thai (*)
  • Người có dự định du lịch hoặc định cư nước ngoài
  • Người làm việc trong môi trường có trẻ em, người già
  • Nhân viên y tế

*Các loại vắc xin dành cho người lớn:

Dựa trên khuyến cáo của bộ y tế, nhà sản xuất và các hướng dẫn hiện tại, các vắc xin chủng ngừa cần thiết cho người lớn bao gồm:

 

Vaccin

 

Phác đồ tiêm

Nhóm đối tượng
 

16-19 tuổi và người lớn

 

PN trước khi mang thai

GĐ có trẻ nhỏ và người già  

NVYT

Người mắc bệnh mạn tính và > 65 tuổi Ghi chú
Cúm

 

1 mũi hàng năm trước 1 tháng
Viêm não Nhật Bản 1 liều duy nhất
Phế cầu 1 liều duy nhất
Sởi – quai bị – rubella 2 liều: (0,1)

 

trước 3 tháng
Uốn ván 3 liều: (0, 1, 6)
Bạch hầu, ho hà, uốn ván 1 liều, nhắc mỗi 10 năm  trước 1 tháng
Não mô cầu 1 liều duy nhất
Viêm gan A 2 liều (0, 6)
Viêm gan B 3 liều (0, 1, 6)

 

Ung thư cổ tử cung 3 liều (0, 2, 6)

 

Thủy đậu 2 liều (0, 3)  trước 3 tháng
Dại 3 liều Khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: Người làm thú y, bị chó, mèo cắn….
  • Vắc xin ngừa Cúm mùa:

Tất cả người lớn đều cần tiêm vắc xin cúm mùa hàng năm, đặc biệt quan trọng trên nhóm đối tượng người cao tuổi, người có bệnh mãn tính và phụ nữ trước khi mang thai.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 650.000 người chết vì cúm, quan trọng hơn Cúm là bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Hơn nữa, Cúm có thành phần thay đổi mỗi năm, do đó 1 liều cúm nhắc lại mỗi năm là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe

  • Vắc xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván:

Là 1 trong những vắc xin quan trọng cần được lưu tâm nhắc lại theo lịch. Đây là nhóm bệnh vẫn đang gây ra những gánh nặng về y tế và kinh tế đáng kể. Do đó, việc hoàn thành đủ lịch chủng ngừa Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván ở lứa tuổi nhỏ và nhắc lại khi trưởng thành là điều thực sự cần thiết.

  • Vắc xin ngừa Thủy đậu:

Bạn chưa tiêm ngừa và bạn vẫn chưa mắc bệnh. Đây thực sự là điều may mắn. Hiện nay thủy đậu vẫn bùng phát mỗi năm, đặc biệt tỉ lệ biến chứng, tử vong ở người lớn cao hơn hẳn ở nhóm trẻ nhỏ. Do đó, hãy tiêm phòng thủy đậu ngay lập tức nếu bạn chưa chủng ngừa và chưa từng mắc bệnh.

  • Vắc xin ngừa Phế cầu:

Phế cầu gây ra nhóm 4 bệnh nguy hiểm : Viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa. Thống kê cho thấy bệnh do phế cầu gây ra 50.000 ca tử vong mỗi năm.

Khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới (WHO) phế cầu nên được chủng ngừa ở tất cả mọi người, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có tình trạng suy giảm miễn dịch và người mang bệnh nền mãn tính.

Với người lớn, 01 mũi phế cầu có ngay bảo vệ trọn đời.

  • Vắc xin ngừa Sởi – Quai bị – Rubella:

Đây là nhóm bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Đặc biệt bệnh Rubella gây các biến chứng nguy hiểm ở thai kì như: dị tật thai nhi, sẩy thai, sinh non….

  • Vắc xin ngừa HPV:

Là vắc xin ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục và sùi mào gà

Hiện nay, cứ 2 phút có 01 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung trên thế giới.

Tại Việt Nam, mỗi ngày có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung.

Do đó,  hãy tiêm phòng ngay khi có thể, vì vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất cho căn bệnh này.

  • Vắc xin ngừa bệnh do Não mô cầu khuẩn:

Viêm màng não do não mô cầu khuẩn là căn bệnh diễn tiến cực nhanh và cực kì nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch và người có bệnh nền mạn tính. Bệnh có thể tử vong thần tốc trong vòng 24h với các triệu chứng ban đầu chỉ như bệnh cúm thông thường.

Vì vậy, hãy phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin trước khi quá muôn.

*TIÊM NGỪA LÀ BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ, ÍT TỐN KÉM ĐỂ CÓ ĐƯỢC SỨC KHỎE DÀI LÂU.
ĐỪNG BỎ LỠ, HÃY TIÊM NGỪA NGAY KHI CÓ THỂ.

Hiện nay, bệnh viện Nhi đồng Thành phố có đầy đủ các vắc xin thiết yếu cho trẻ em, trẻ vị thành niên và người lớn. Liên hệ ngay để được phục vụ nhé!!!!

Hướng dẫn xem tình hình vắc xin: Để biết thêm về tình hình vaccine, bạn vui lòng tham khảo thêm tại: http://bvndtp.org.vn/hoat-dong-tiem-ngua/  Hoặc gọi đến tổng đài: 028.2253.6688 –  19001217

Giờ làm việc:  Các ngày trong tuần:
Sáng 7h-10h45 : Chiều 12h30-15h15
Thứ 7, chủ nhât:  Sáng 7h-10h30

Khoa Sức khỏe trẻ em
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố