Chỉ định và chống chỉ định từng loại vắc xin và nguyên tắc phối hợp và lựa chọn vắc xin trong 1 lần tiêm

CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH TỪNG LOẠI VẮC XIN

AVAXIM 80U (Pháp)

  • Chỉ định
  • Phòng ngừa bệnh viêm gan A cho trẻ từ 12 tháng đến dưới 16 tuổi.
  • Chống chỉ định
  • Hoãn việc tiêm chủng nếu có sốt hay nhiễm trùng cấp tính. Bệnh mãn tính trong giai đoạn tiến triển.
  • Không tiêm cho người bị dị ứng với hoạt chất, với bất kỳ thành phần tá dược nào có trong vắc xin, với neomycin, với polysorbate hoặc nếu trước đây đã từng bị mẩn mãn sau khi tiêm vắc xin này.

ABHAYRAB (Ấn Độ)

  • Chỉ định
  • Dự phòng trước phơi nhiễm
  • Những người làm trong phòng thínghiệm có virus dại.
  • Cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm, người chế biến thực phẩm,đặc biệt từ chó mèo.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi có tỉ lệ mắc cao(30%) do trẻ em rong chơi và hay tiếp
    xúc gần gũi với chó, mèo…
  • Dự phòng sau phơi nhiễm
  • Vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, vết cắn do động vật gây ra
  • Chống chỉ định

+ Không tiêm bắp ở người có rối loạn chảy máu như hemophilia hoặc giảm tiểu cầu.

+ Trường hợp trước phơi nhiễm:

  • Hoãn tiêm khi khách hàng có sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính.
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

+ Trường hợp sau phơi nhiễm:

    • Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm, do vậy không có chống chỉ định nào trong trường hợp điều trị sau phơi nhiễm.

Boostrix (Bỉ)

  • Chỉ định
  • Phòng bệnh ho gà – bạch hầu – uốn ván được chỉ định cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn.
  • Chống chỉ định
  • Tiền sử quá mẫn với thành phần của vắc xin. Quá mẫn sau khi tiêm vắc xin bạch hầu, ho gà hoặc uốn ván trước đó.
  • Người đã từng bị các biểu hiện về não: hôn mê, bất tỉnh, co giật kéo dài.
  • Người có tiền sử giảm tiểu cầu thoáng qua hoặc biến chứng thần kinh sau chủng ngừa bạch hầu và/hoặc uốn ván trước đó.

Gardasil 4 (Mỹ)

  • Chỉ đinh
  • Phòng bệnh ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV, được chỉ định dành cho trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9-26 tuổi.
  • Chống chỉ định
  • Người mẫn cảm với các thành phần có trong vắc xin.
  • Không được tiếp tục dùng Gardasil nếu có phản ứng quá mẫn với lần tiêm trước.
  • Gene-Hbavax (Việt Nam)
  • Chỉ định
  • Phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn.
  • Gene-Hbavax 20 mcg cho người từ 10 tuổi
  • Gene-Hbavax 10 mcg cho người dưới 10 tuổi
  • Chống chỉ định
  • Hoãn việc tiêm chủng nếu có sốt hay nhiễm trùng cấp tính. Bệnh mãn tính trong giai đoạn tiến triển.
  • Không tiêm cho người bị dị ứng với hoạt chất, với bất kỳ thành phần tá dược nào có trong vắc xin
  • Người đã có bằng chứng nhiễm viêm gan B

Engerix B (Bỉ)

  • Chỉ định
  • Phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn.
  • Engerix B 20 mcg cho người từ 20 tuổi trở lên
  • Engerix B 10 mcg cho người dưới 20 tuổi
  • Chống chỉ định
  • Hoãn việc tiêm chủng nếu có sốt hay nhiễm trùng cấp tính. Bệnh mãn tính trong giai đoạn tiến triển.
  • Không tiêm cho người bị dị ứng với hoạt chất, với bất kỳ thành phần tá dược nào có trong vắc xin
  • Người đã có bằng chứng nhiễm viêm gan B

Hexaxim (Pháp)

  • Chỉ định
  • Phòng 6 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và các bệnh do Hib cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi.
  • Chống chỉ định
  • Hoãn việc tiêm chủng nếu có sốt hay nhiễm trùng cấp tính. Bệnh mãn tính trong giai đoạn tiến triển.
  • Đối tượng có bệnh lý não (tổn thương ở não) không rõ nguyên nhân, xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 vắc xin chứa thành phần ho gà (vắc xin ho gà vô bào hay nguyên bào). Trong trường hợp này, nên ngừng tiêm vắc xin ho gà và có thể tiếp tục với quá trình tiêm chủng với các vắc xin Bạch hầu, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt và Hib.
  • Không nên tiêm vắc xin ho gà cho người có rối loạn thần kinh không kiểm soát hoặc động kinh không kiểm soát cho đến khi bệnh được điều trị, bệnh ổn định và lợi ích rõ ràng vượt trội nguy cơ.
  • Trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin hay với vắc xin ho gà (vô bào hoặc nguyên bào), hay trước đây trẻ đã có phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin có chứa các chất tương tự.
  • Trẻ có bệnh não tiến triển hoặc tổn thương ở não.

Infanrix (Bỉ)

  • Chỉ định
  • Phòng 6 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và các bệnh do Hib cho trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi.
  • Chống chỉ định
  • Hoãn việc tiêm chủng nếu có sốt hay nhiễm trùng cấp tính. Bệnh mãn tính trong giai đoạn tiến triển.
  • Đối tượng có bệnh lý não (tổn thương ở não) không rõ nguyên nhân, xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 vắc xin chứa thành phần ho gà (vắc xin ho gà vô bào hay nguyên bào). Trong trường hợp này, nên ngừng tiêm vắc xin ho gà và có thể tiếp tục với quá trình tiêm chủng với các vắc xin Bạch hầu, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt và Hib.
  • Không nên tiêm vắc xin ho gà cho người có rối loạn thần kinh không kiểm soát hoặc động kinh không kiểm soát cho đến khi bệnh được điều trị, bệnh ổn định và lợi ích rõ ràng vượt trội nguy cơ.
  • Trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin hay với vắc xin ho gà (vô bào hoặc nguyên bào), hay trước đây trẻ đã có phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin có chứa các chất tương tự.
  • Trẻ có bệnh não tiến triển hoặc tổn thương ở não.

Imojev (Pháp)

  • Chỉ định
  • Phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.
  • Chống chỉ định
  • Người có tiền sử phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Imojev.
  • Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải làm suy yếu miễn dịch tế bào.
  • Người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc bằng chứng suy giảm chức năng miễn dịch.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú sữa mẹ.

Influvac tetra (Hà Lan) ; Vaxigrip tetra (Pháp)

  • Chỉ định
  • Phòng ngừa cúm mùa cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
  • Chống chỉ định
  • Người mẫn cảm với các thành phần hoạt tính, với bất kỳ tá dược hoặc bất cứ thành phần nào có thể chỉ có mặt với một lượng rất nhỏ như trứng (ovalbumin, protein gà), formaldehyde, cetyltrimethylammonium bromide, polysorbat 80, hoặc gentamicin.
  • Các bệnh nhân/trẻ em có triệu chứng sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính sẽ phải hoãn tiêm chủng.

MMR II (Mỹ) ; Measle MR (Ấn Độ)

  • Chỉ định
  • Phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella được chỉ định dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người  lớn.
  • Chống chỉ định
  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, kể cả gelatin.
  • Người đang mang thai, phải tránh mang thai 3 tháng sau khi tiêm vắc xin cho phụ nữ.
  • Có tiền sử dị ứng với neomycin.
  • Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.
  • Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu hay u hạch bạch huyết; hoặc ở người có những khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
  • Người bị bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát, bao gồm cả người mắc bệnh AIDS và người có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch; các bệnh gây giảm hoặc vô gammaglobulin máu.
  • Người có tiền sử trong gia đình suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền cho đến khi chứng minh được họ có khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin.

Menactra (Pháp)

  • Chỉ định
  • Phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu các nhóm huyết thanh A,C,Y, W-135 gây ra cho trẻ từ 9 tháng đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56.
  • Chống chỉ định
  • Người đã bị phản ứng quá mẫn toàn thân với bất cứ thành phần của vắc xin, hoặc sau một lần tiêm vắc xin này hoặc một vắc xin chứa cùng một thành phần trước đây.
  • Người được chẩn đoán mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS) nhạy cảm bất thường, liệt có thể tăng nguy cơ bị GBS sau khi tiêm Menactra. Cần lưu ý lợi ích và nguy cơ tiềm tàng khi quyết định sử dụng vắc xin.
  • Người đang sốt, nhiễm khuẩn cấp tính, dị ứng đang tiến triển.

Mengoc BC (Cu Ba)

  • Chỉ đinh
  • Phòng viêm màng não do mô cầu BC của CuBa được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn đến 45 tuổi.
  • Chống chỉ định
  • Người quá mẫn với các thành phần của vắc xin.
  • Người đang sốt, nhiễm khuẩn cấp tính, dị ứng đang tiến triển.

 Prevenar 13 (Bỉ)

  • Chỉ định
  • Phòng ngừa bệnh do 13 chủng phế cầu khuẩn cho trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn
  • Chống chỉ định
  • Không dùng vắc xin Prevenar-13 trong thai kỳ.
  • Không tiêm vắc xin Prevenar-13 với người quá mẫn cảm với thành phần trong vắc xin hoặc với độc tố bạch hầu.
  • Không tiêm vắc xin Prevenar-13 ở bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc bất kỳ rối loạn đông máu nào.

Synflorix (Bỉ)

  • Chỉ định
  • Phòng ngừa bệnh do 10 chủng phế cầu khuẩn cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi.
  • Chống chỉ định
  • Không dùng vắc xin Synflorix trong thai kỳ.
  • Không tiêm vắc xin Synflorix với người quá mẫn cảm với thành phần trong vắc xin hoặc với độc tố bạch hầu.
  • Không tiêm vắc xin Synflorix ở bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc bất kỳ rối loạn đông máu nào.

Rotarix (Bỉ); Rotateq (Mỹ)

  • Chỉ định
  • Phòng tránh nguy cơ nhiễm virus Rota – nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ cho trẻ từ 6 tuần tuổi.
  • Chống chỉ định
  • Không dùng vắc xin Rotarix cho trẻ đã quá mẫn cảm ở lần uống đầu tiên hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Không dùng cho trẻ có dị tật bẩm sinh về đường tiêu hóa vì có thể dẫn đến lồng ruột (như túi thừa Mackel).

Tetraxim (Pháp)

  • Chỉ đinh
  • Phòng ngừa bệnh Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Bại liệt cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi.
  • Chống chỉ định
  • Trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin.
  • Nếu trẻ bị bệnh não tiến triển (thương tổn ở não).
  • Nếu trẻ từng bị bệnh não (tổn thương ở não) trong vòng 7 ngày sau khi tiêm liều vắc xin ho gà (ho gà vô bào hay toàn tế bào).
  • Nếu trẻ bị sốt hay bị bệnh cấp tính (phải hoãn việc tiêm ngừa lại).

Twinrix (Bỉ)

  • Chỉ định
  • Phòng bệnh Viêm gan A+B (Twinrix) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
  • Chống chỉ định
  • Người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin hoặc có biểu hiện quá mẫn với vắc xin phòng viêm gan B và viêm gan A đơn lẻ.

 Valrilix (Bỉ)

  • Chỉ đinh
  • Phòng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn
  • Chống chỉ định
  • Hoãn tiêm vắc xin Varilrix với những người đang sốt cao cấp tính.
  • Chống chỉ định tiêm cho những người suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế nào nghiêm trọng.
  • Chống chỉ định tiêm Varilrix cho người quá mẫn cảm với neomycin hoặc bất cứ thành phần khác có trong vắc xin.
  • Không tiêm vắc xin cho những người có dấu hiệu quá mẫn sau liều tiêm vắc xin thủy đậu trước đó. Không dùng cho phụ nữ mang thai, tốt nhất nên hoàn thành phác đồ tiêm chủng 3 tháng trước khi mang thai.

 Varicella (Hàn Quốc), Varivax (Mỹ)

  • Chỉ đinh
  • Phòng bệnh thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn
  • Chống chỉ định
  • Hoãn tiêm vắc xin Varilrix với những người đang sốt cao cấp tính.
  • Chống chỉ định tiêm cho những người suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế nào nghiêm trọng.
  • Chống chỉ định tiêm Varilrix cho người quá mẫn cảm với neomycin hoặc bất cứ thành phần khác có trong vắc xin.
  • Không tiêm vắc xin cho những người có dấu hiệu quá mẫn sau liều tiêm vắc xin thủy đậu trước đó. Không dùng cho phụ nữ mang thai, tốt nhất nên hoàn thành phác đồ tiêm chủng 3 tháng trước khi mang thai.

 Jevax (Việt Nam)

  • Chỉ định
  • Phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
  • Chống chỉ định
  • Người có tiền sử phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Imojev.
  • Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải làm suy yếu miễn dịch tế bào.
  • Người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc bằng chứng suy giảm chức năng miễn dịch.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú sữa mẹ.

VAT (Việt Nam)

  • Chỉ định
  • Phòng bệnh Uốn ván cho người lớn và trẻ em. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như:
  • Phụ nữ có thai.
  • Công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh, nước thải.
  • Người thường xuyên làm việc tại chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • Người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, nông trường.
  • Công nhân xây dựng các công trình.
  • Bộ đội và thanh niên xung phong.
  • Chống chỉ định
  • Không tiêm cho người dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Không tiêm cho đối tượng có các biểu hiện dị ứng ở lần tiêm vắc xin trước.
  • Không dùng cho người có các dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau khi tiêm các liều trước đó.
  • Hoãn tiêm với các trường hợp sốt cao hoặc đang mắc các bệnh cấp tính.

Havax (Việt Nam)

  • Chỉ định
  • Phòng ngừa bệnh viêm gan A cho trẻ từ 24 tháng đến dưới 18 tuổi.
  • Chống chỉ định
  • Hoãn việc tiêm chủng nếu có sốt hay nhiễm trùng cấp tính. Bệnh mãn tính trong giai đoạn tiến triển.
  • Không tiêm cho người bị dị ứng với hoạt chất, với bất kỳ thành phần tá dược nào có trong vắc xin, với neomycin, với polysorbate hoặc nếu trước đây đã từng bị mẩn mãn sau khi tiêm vắc xin này.

BCG (Việt Nam)

  • Chỉ định
  • Phòng bệnh lao chỉ định tiêm cho trẻ có cân nặng từ 2.000 gram trở lên và tiêm càng sớm càng tốt trong 30 ngày sau khi sinh.
  • Chống chỉ định
  • Không tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh AIDS.
  • Không tiêm cho người bị dị ứng với hoạt chất, với bất kỳ thành phần tá dược nào có trong vắc xin,

Typhim Vi (Pháp)

  • Chỉ định
  • Phòng bệnh thương hàn được chỉ định cho trẻ từ trên 2 tuổi (2 tuổi 1 ngày) trở lên và người lớn.
  • Chống chỉ định
  • Mẫn cảm với các thành phần trong vắc xin.
  • Không tiêm bắp cho người bị rối loạn đông máuhoặc giảm tiểu cầu.

NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP VÀ LỰA CHỌN VẮC XIN TRONG 1 LẦN TIÊM

– Tiêm/uống các loại vắc xin ở cùng một buổi tiêm khi trẻ đến tuổi nhận vắc xin theo phác đồ. Không nên tiêm ở 2 buổi tiêm khác nhau.

– Chưa có bằng chứng cho thấy tiêm cùng lúc nhiều loại vắc xin làm gia tăng gánh nặng cho hệ thống miễn dịch và gia tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.

Trường hợp tiêm vắc xin sống ở các buổi tiêm khác nhau phải cách nhau tối thiểu 4 tuần

Nếu tiêm nhiều loại vắc xin cho một đối tượng trong cùng một buổi tiêm: tiêm ở các vị trí khác nhau, không được tiêm ở cùng một bên đùi hoặc bên tay.

Thứ tự tiêm vắc xin:

+Uống nên trước tiêm
+Uống có thể tích lớn hơn nên được cho uống trước (ví dụ : vắc xin rota uống trước vắc xin OPV).
+ Tiêm ít đau hơn nên được tiêm trước (ví dụ : vắc xin phế cầu tiêm trước vắc xin Quinvaxem).

– Nếu khoảng thời gian giữa các mũi tiêm bị kéo dài so với lịch thì vẫn tiếp tục  tiêm mũi kế tiếp không tiêm lại từ đầu.

– Nếu không rõ tiền sử tiêm chủng  thì coi như  chưa tiêm: tiêm lại từ đầu các mũi cơ bản.

Khoa Sức khỏe trẻ em
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố