Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cấp cứu trẻ bị tai nạn giao thông

Ngày 06/03/2022, trên đường lưu thông bé trai Hà V.T (12 tuổi, Hậu Giang) không may xảy ra tai nạn. Cú va chạm mạnh khiến một phần cẳng chân trái bị chấn thương nghiêm trọng, vết thương lộ xương 15x20cm. Em được cấp cứu và sau đó chuyển viện Nhi Đồng Thành phố. Rất may mắn, cháu T đã được cấp cứu kịp thời, cứu được tính mạng.

Ngày 09/03/2022, trẻ được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng: xương gãy hở 1/3 xương cẳng chân. Tại đây, các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, bù dịch nhanh, chụp X-quang xác định các vị trí tổn thương, tiến hành phẫu thuật cấu cứu cho bé.

 3 ngày sau khi phẫu thuật và được chăm sóc tích cực tại khoa Hồi sức ngoại, sức khỏe của cháu A đã dần ổn định. Sáng 12/3, cháu T đã được chuyển sang khoa Ngoại Tổng hợp để tiếp tục điều trị.

 “Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố tiếp nhận rất nhiều trường hợp các cháu nhỏ phải gánh chịu hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần do chấn thương nghiêm trọng sau tai nạn giao thông..” 

Cách sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn giao thông

– Với người bị thương nhẹ: Có biểu hiện tỉnh táo, không chảy máu, không có vết thương hở và tự đứng dậy được thì cần phải nằm nghỉ ngơi, sau đó đến cơ sở y tế kiểm tra.

– Nếu bệnh nhân bị chảy máu: Phải cầm máu tại chỗ bằng cách dùng tay hay khăn hoặc một cục bông ấn chặt vào vết thương. Động tác này rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.

– Nạn nhân tổn thương mạnh ở xương: Như gãy xương, tay, chân, cổ, lưng… thì phải cố định chỗ gãy. Gãy chi trên thì nên lấy khăn làm máng treo tay, nếu là chi dưới thì phải nẹp rồi mới đưa đi bệnh viện. Trong quá trình di chuyển tránh gây chuyển động mạnh.

– Người bị thương nặng: Trong tình trạng hôn mê thì nên tiến hành sơ cứu theo lần lượt 3 bước: khai thông đường thở, phải làm bệnh nhân thở được bằng nhiều biện pháp như hà hơi, hồi sức, hô hấp nhân tạo,… kiểm tra nhịp tim, xoa bóp tim và lồng ngực nếu cần thiết rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Phòng Điều dưỡng
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố