Ba lý do tại sao trẻ không tập trung ở trường.

Trẻ tham gia hoạt động học tập ở trường một thời gian và cha mẹ có thể biết rõ trẻ tham gia hoạt động như thế nào. Không hiếm cha mẹ nhận được phiếu điểm đầu tiên nói rằng “Con không tập trung chú ý và dễ bị phân tâm”.

Đôi khi, chỉ là một đứa trẻ thôi cũng có thể khiến cha mẹ khó tập trung. Vì vậy, nếu trẻ thỉnh thoảng ra khỏi nơi hoạt động ở trường hoặc ở nhà, điều đó không có gì lạ nhưng nếu điều đó xảy ra nhiều thì sao?

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung, đặc biệt là với những học viên nhỏ tuổi, cha mẹ có thể tự hỏi tại sao và liệu trẻ có gặp khó khăn trong việc học hay không. Trong nhiều trường hợp, các vấn đề về sự tập trung mà trẻ gặp phải ở trường có thể do một số lý do khác nhau. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ và giáo viên luôn cho rằng vấn đề là thiếu động cơ thúc đẩy việc học tập và ép trẻ chú ý khiến vấn đề trở nên khó khăn hơn!

Bài viết này sẽ giúp cha mẹ xác định nguyên nhân khiến trẻ không thể hoặc không chịu tập trung trong lớp học.

Dấu hiệu của các vấn đề về tập trung ở trẻ mà cha mẹ có thể thấy

Gặp khó khăn với sự tập trung không có nghĩa là trẻ có “vấn đề”. Nhưng nó chắc chắn có thể gây ra các vấn đề trong trường học và trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, trẻ có thể trễ các bài học nhiều lần ở trường. Trẻ có thể mơ mộng hoặc nhìn chằm chằm ra cửa sổ ở nhà hoặc trong lớp. Trẻ có thể gây chú ý hoặc không thể hoàn thành bài tập trong lớp hoặc có thể vất vã để hoàn thành bài tập về nhà.

Trẻ có vấn đề về tập trung không có nghĩa là trẻ đó không làm việc chăm chỉ hoặc không thông minh. Nó cũng không có nghĩa là trẻ không quan tâm đến điều gì, dù rằng chúng ta thấy trẻ có vẻ như vậy. Trẻ có thể muốn tập trung vào điều gì đó, nhưng không thể làm được. Các rắc rối xảy ra ở trẻ có thể xuất hiện theo nhiều cách và những rắc rối này có thể thay đổi theo thời gian. Có một số hành vi mà cha mẹ có thể nhận thấy ở trẻ, bao gồm:

  • Không thể ngồi yên
  • Dễ bị phân tâm
  • Khó khăn khi làm theo hướng dẫn
  • Khó khăn trong việc tham gia các hoạt động tổ chức của trường hoặc ở gia đình
  • Gặp khó khăn trong việc hoàn thành bài tập ở trường
  • Viết bài, tay còn yếu hơn so với những trẻ cùng tuổi
  • Đang gặp khó khăn trong học tập
  • Biểu hiện những khó khăn về hành vi như hung hăng, ủ rũ hoặc cáu kỉnh
  • Trải qua các vấn đề về tình bạn, chẳng hạn như khó kết bạn và duy trì tình bạn
  • Các kỹ năng vận động thô kém, chẳng hạn như chạy hoặc nhảy.

Vì khó chú ý có liên quan nhiều đến ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), đây là điều đầu tiên mà giáo viên, cha mẹ và bác sĩ lâm sàng nghi ngờ. Nhưng có một số khả năng khác có thể góp phần gây ra các vấn đề về sự chú ý. Để tránh những nhận định không đúng, điều quan trọng là không được bỏ qua những khả năng khác này, không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Các lý do chính đằng sau sự thiếu chú ý của trẻ

  • Lý do số 1 – Phong cách học tập không phù hợp 

Thông thường, những điều gây không tập trung cho trẻ là do môi trường hoặc các yếu tố bên ngoài gây nên, hay do đặc trưng phong cách học tập cá nhân của trẻ. Mỗi trẻ là một cá thể khác nhau nên phong cách học tập khác nhau: một số học tốt nhất bằng cách nhìn, một số bằng cách nghe và một số khác bằng cách làm. Nếu giáo viên của trẻ nhấn mạnh một phong cách học tập không phù hợp với cách học của trẻ, điều này có thể khiến trẻ thiếu tập trung và hiểu biết. Ví dụ, nếu trẻ là người học bằng hình ảnh và trẻ đang đọc một cuốn sách rất nhàm chán không có hình ảnh, có thể trẻ cần kích thích thị giác nhiều hơn để thu hút sự chú ý. Hoặc có thể trẻ là một người học bằng thính giác và ngôi nhà của trẻ đang ở có nhiều âm thanh tiếng ồn và chúng không thể tập trung.

Theo Tiến sĩ Carly Hannaford, nhà khoa học thần kinh và nhà giáo dục, có tới 85% học sinh bị rối loạn vận động. Tiến sĩ Hannaford nói rằng chỉ 15% trẻ em có thể xử lý tuyến tính (tư duy xử lý mọi việc đơn giản), trẻ có thể trao đổi với giáo viên và trả lời những vấn đề đã được học.

Biết cách học tập của trẻ là chìa khóa để tìm ra những yếu tố gây không tập trung chú ý dành riêng cho trẻ để cha mẹ có thể giúp trẻ tìm cách giải quyết vấn đề đó.

  •  Lý do thứ 2 – Trẻ không được thử thách một cách thích hợp

Không chú ý cũng có thể là kết quả của cảm giác bị thiếu hoặc bị thử thách quá mức. Nếu cha mẹ liên tục nhận được các cuộc gọi hoặc ghi chú từ trường gửi về nhà cho thấy trẻ thiếu chú ý, có lẽ nguồn gốc của hành vi của trẻ là do thiếu sự kích thích trong môi trường học. Những đứa trẻ không bị thử thách thích hợp bởi bài vở ở trường có thể nhanh chóng trở nên chán nản. Trẻ có thể bắt đầu mất hứng thú với các bài học, ngừng chú ý hoàn toàn, không thích học và bị điểm kém.

Khi trẻ gặp khó khăn, trẻ có xu hướng tìm cách thu hút và kích thích bản thân. Điều này  có nghĩa là trẻ sẻ tìm cách gây chú ý ở lớp học, hoặc trở thành chú hề của lớp. Khi trẻ bị thách thức quá mức, trẻ có thể cố gắng đánh lạc hướng người khác bằng hành vi nhiều năng lượng. Đây cũng là lý do tại sao trẻ có mức nhiều năng lượng thường bị chẩn đoán nhầm với ADD (Rối loạn giảm chú ý) hoặc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý). Cả hai trường hợp đều có thể dẫn đến khó khăn học tập của trẻ.

  • Lý do thứ 3 – Trẻ không ngủ được hoặc không đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung của trẻ ở trường. Ngay cả chúng ta khi trưởng thành cũng khó tập trung khi đói, trẻ cũng vậy. Sibylle Kranz, phó giáo sư về động vật học và là chuyên gia dinh dưỡng đã cho biết: “Có bằng chứng khá chắc chắn rằng trẻ em đói không thể tập trung, vì vậy chúng có khả năng chú ý kém, các vấn đề về hành vi, kỷ luật trong trường học. Trường Curry: “Có những đứa trẻ được ăn uống đầy đủ và không bị đói sẽ tạo ra sự khác biệt trong thành tích cá nhân của chúng, cũng như mức độ chúng đóng góp tích cực hoặc không tích cực cho lớp học.”

Sự phát triển và tăng trưởng của não phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tạo nền tảng cho việc học hỏi và hành vi. Theo Hiệp hội Khoa học Thần kinh, các nghiên cứu gần đây tiết lộ rằng chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa thực sự làm giảm khả năng học tập và trí nhớ. Vì vậy, việc thay đổi chế độ ăn uống của gia đình thành một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là rất quan trọng để giúp trẻ phát huy hết tiềm năng về khả năng tập trung, ghi nhớ và trí lực. Tránh cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường như ngũ cốc ăn sáng, thực phẩm đóng hộp và đồ ăn nhẹ. Hãy làm gương tích cực bằng cách tự cha mẹ tuân theo một chế độ ăn uống dinh dưỡng hàng ngày.

Giấc ngủ cũng rất quan trọng, đặc biệt là đối với những học viên nhỏ tuổi. Nó giúp chúng ta nạp năng lượng, tạo cơ hội cho não thực hiện các kết nối tế bào thần kinh, và cho cơ thể chúng ta thời gian để tái tạo năng lượng cho cơ bắp và trao đổi các chất hóa học trong cơ thể. Vì vậy, khi trẻ ngủ không đủ giấc, chúng có thể không tập trung chú ý và dễ mắc lỗi hơn. Trẻ em có thời gian sử dụng màn hình thiết bị điện tử quá nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ chắc chắn sẽ kém tập trung trong hoạt động ở trường, ở nhà. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một số trẻ em được chẩn đoán mắc ADHD thực sự có thể bị thiếu ngủ .

Vậy cha mẹ và giáo viên có thể làm gì với điều này? Giống như bất kỳ kỹ năng nào, sự tập trung có thể được học và cải thiện. Chỉ vì trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung ở trường, không có nghĩa là trẻ gặp khó khăn trong học tập như ADD hoặc ADHD. Dù vấn đề của trẻ là gì, cha mẹ có thể lập một danh sách các giải pháp hoàn toàn dành riêng cho trẻ.  Nếu cần được hỗ trợ cha mẹ có thể liên hệ bác sĩ Nhi khoa Phát triển Hành vi và các chuyên gia tâm lý cùng đưa ra kế hoạch để giúp trẻ vui khỏe và hạnh phúc trong học tập và trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Nguồn tham khảo: https://blog.e2.com.vn/3-reasons-why-your-child-does-not-stay-focused-in-school/

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố