Tương tác giữa thuốc và thức ăn

Khi bé uống thuốc, thuốc có thể tác động đến việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn của trẻ. Tương tự, những gì bé ăn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Ví dụ: Griseofulvin (một loại thuốc kháng nấm) nên được dùng chung với thức ăn có nhiều mỡ để được hấp thu thuốc hoàn toàn. Sắt dùng để điều trị bệnh thiếu máu nên được uống chung với nước có tính acid như nước cam. Ngược lại nếu dùng sắt chung với sữa, sắt sẽ không được hấp thu tốt. Thuốc tác động lên thức ăn được chia làm 4 loại:

  • Thuốc có thể kích thích bé ăn nhiều hơn
  • Thuốc có thể làm thay đổi lượng hoặc tỉ lệ dinh dưỡng được hấp thu
  • Thuốc có thể tác động lên việc nghiền và lượng hấp thu dinh dưỡng
  • Thuốc có thể làm chậm hoặc tăng nhanh tỉ lệ dinh dưỡng hấp thu qua ruột

Hãy liên hệ bác sĩ, dược sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn việc dùng thuốc chung với thức ăn hay dùng thuốc lúc đói nhé! Nhiều kháng sinh có thể gây đau dạ dày hoặc đau bụng mặc dù bé dùng lúc no. Bạn cũng nên tìm hiểu thuốc bé đang dùng có nên dùng chung với loại thức ăn nào không? Một ly sữa hoặc một ly trái cây có thể tác động đến hiệu quả của thuốc đó! 

Hiện nay có hơn một ngàn trường hợp tương tác giữa thuốc và thức ăn. Sau đây Khoa Dược xin giới thiệu một vài loại thuốc bé hay dùng có tương tác với thức ăn như thế nào nhé!

 Thuốc Tương tác với thức ăn   Hướng dẫn cách dùng thuốc
Kháng acid    
Nhóm thuốc điều trị đầy hơi khó tiêu

(Thuốc không kê đơn)

Thức ăn làm giảm tác dụng Uống thuốc sau ăn 1 giờ
Kháng sinh
Giảm sản xuất biotin (một loại vitamin B), vitamin B5 và vitamin K tại ruột, có thể đẩy nhanh thức ăn ra khỏi ruột làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng. Ăn chế độ cân bằng bao gồm nhiều ra cải, ngũ cốc để đảm bảo cung cấp cho bé đủ hết các loại vitamin
  •  Amoxicillin
Thức ăn làm chậm hấp thu thuốc nhưng không làm thay đổi liều tác dụng không cần thiết điều chỉnh giữa dùng thuốc và bữa ăn
  • Erythromycin stearate
  • Penicillin
Thức ăn làm giảm hấp thu thuốc Dùng thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ.
  • Clarithromycin
  • Erythromycin estolate/succinate
Thức ăn hỗ trợ hấp thu thuốc. Uống thuốc trong bữa ăn
  • Tetracycline
Cạnh tranh hấp thu với canxi và sắt Dùng thuốc 2 giờ trước hoặc sau ăn

Dùng thuốc cách 2 giờ khi uống chung với thuốc khác như: thuốc bổ có chứa sắt hoặc thuốc kháng acid có chứa canxi.

Thuốc bổ có chứa sắt
Sữa gây cản trở hấp thu thuốc Nên uống thuốc chung với nước hoặc nước có chứa acid như nước trái cây để hỗ trợ hấp thu
Thuốc kháng nấm
  • Griseofulvin
Uống thuốc chung với thức ăn có nhiều chất béo
Thuốc chống co giật – động kinh
  • Phenobarbital
  • Phenytoin
  • Primidone
Cản trở chuyển hóa vitamin D. Do đó ảnh hưởng đến hấp thu Canxi.

Thay đổi hấp thu của acid folic

Cần cung cấp thêm Vitamin D (thường có trong sữa, trứng, dầu cá, ánh sáng mặt trời), canxi (thức ăn hàng ngày, rau cải xanh, cá hộp có xương) và acid folic (trái cây tươi, rau cải, ngũ cốc)

Nếu bé được điều trị động kinh lâu dài, các bác sĩ sẽ bổ sung thuốc bổ có chứa các thành phần vitamin D và canxi. Không nên bổ sung thuốc bổ chứa acid folic vì  nồng độ acid folic trong máu cao có thể giảm tác dụng chống co giật của thuốc.

  • Phenytoin
Thức ăn và sữa làm tăng hấp thu của thuốc Uống trong bữa ăn hoặc uống thuốc chung với 1 ly sữa
Thuốc Thyroid
  • Levothyroxine
Uống lúc bụng đói
Corticosteroid
  • Prednisone
  • Hydrocortisone
Có thể tăng thải trừ Kali và canxi Chế độ ăn giảm mặn. Bổ sung chế độ ăn giàu Kali (trái cây tươi và rau cải) và canxi (sữa ít béo) để bù lại lượng khoáng chất mất đi. Nên uống thuốc trong bữa ăn để tránh đau dạ dày

KHOA DƯỢC
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ