Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Y tế

Căn cứ Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngày 16/11/2022 Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 6270/QĐ-SYT về việc ban hành quy chế xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Y tế. Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố trích dẫn một số thông tin cơ bản để các nhân viên có thể tham khảo, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, nghiêm chỉnh chấp hành, không vi phạm.

Quy chế quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật, việc áp dụng hình thức kỷ luật; thời hiệu, thời hạn thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế.

Đối tượng áp dụng:

– Công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Y tế.

– Công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại Sở Y tế hoặc cơ quan, đơn vị thuộc Sở Y tế mà khi chuyển sang cơ quan khác mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật.

– Công chức, viên chức từ cơ quan, đơn vị khác được cử đến biệt phái tại Sở Y tế hoặc cơ quan, đơn vị thuộc Sở Y tế.

– Công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

Các hành vi bị xử lý kỷ luật

  1. Công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của công chức, viên chức; những việc công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
  2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau: vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng; nghiêm trọng; rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng. 

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

  1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
  2. Khiển trách.
  3. Cảnh cáo.
  4. Buộc thôi việc.
  5. Áp dụng đối với viên chức quản lý
  6. Khiển trách.
  7. Cảnh cáo.
  8. Cách chức.
  9. Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Các hình thức kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu

  1. Khiển trách.
  2. Cảnh cáo.
  3. Xóa tư cách chức vụ, chức danh.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức, viên chức

  1. Giám đốc Sở Y tế có thẩm quyền xem xét và quyết định hình thức kỷ luật đối với:

– Công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Sở Y tế.

– Người đã nghỉ việc, nghỉ hưu từng là công chức công tác tại Sở Y tế hoặc người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Sở Y tế nhưng mới phát hiện hành vi vi phạm và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật.

  1. Thủ trưởng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Y tế có thẩm quyền xem xét và quyết định hình thức kỷ luật đối với:

– Công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.

– Công chức, viên chức từ cơ quan, đơn vị khác được cử đến biệt phái tại đơn vị mình nhưng phải thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan, đơn vị cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức, viên chức phải được gửi về cơ quan quản lý công chức, viên chức. Công chức, viên chức đang công tác tại cơ quan, đơn vị có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị khác nhưng cơ quan, đơn vị cũ đã giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập (sau đây viết tắt là công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Y tế).

– Người đã nghỉ việc, nghỉ hưu tại cơ quan, đơn vị trừ trường hợp quy định nhưng mới phát hiện hành vi vi phạm và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Xử lý kỷ luật đối với các trường hợp lao động hợp đồng (lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; hợp đồng vụ việc …) thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định khác có liên quan.

Phòng Tổ chức cán bộ
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố