Những điều phụ huynh cần biết khi trẻ nôn trớ

Trẻ nôn trớ là hiện tượng quá đỗi quen thuộc với bất cứ cha mẹ có con nhỏ nào vì nó xảy ra thường xuyên, liên tục, bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Nôn trớ có thể xảy ra khi trẻ vặn mình, khi trẻ cười đùa, thậm chí là vừa ăn xong… Nhưng chưa hẳn cha mẹ nào cũng biết cách chăm sóc khi trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày nhanh khỏi, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách chăm sóc trẻ nôn trớ hiệu quả các bậc phụ huynh nên tham khảo.

Chăm sóc trẻ ăn hay nôn trớ thế nào là đúng
Chăm sóc trẻ ăn hay nôn trớ thế nào là đúng

Nguyên nhân khiến trẻ nôn nhiều lần trong ngày

Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc:

  •  Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng.
  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dầy gây nôn trớ.
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay, quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt

Nguyên nhân xuất phát từ bệnh tật

Trẻ ăn hay nôn trớ có thể là do bé đã bị mắc một số bệnh như sau:

  • Các bệnh nhiễm khuẩn: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm họng, viêm phổi, viêm màng não… thường kèm theo sốt hoặc không, chảy nước mũi và ho. Khi nhiễm bệnh cơ thể trẻ mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt, khó thở… dẫn đến nôn trớ
  • Trẻ mắc các bệnh ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột khiến trẻ nôn trớ kèm theo những cơn đau bụng quằn quại, đi ngoài ra máu, bụng căng trướng…

Chăm sóc khi trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày

  • Nếu trẻ trớ sữa thì nên cho trẻ nằm nghiêng sang một bên để khi trớ không bị sặc chất nôn vào phổi. Sau đó, nhẹ nhàng lau sạch chất tiết ở mũi miệng trẻ
    Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh tình trạng hít sặc
    Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh tình trạng hít sặc
  • Nên nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ để trẻ bớt sợ hãi và quên đi cảm giác nôn, đồng thời vuốt lưng và ngực cho trẻ theo chiều từ trên xuống để hạn chế nôn tiếp
    Nên đút muỗng chậm cho trẻ nhằm giảm bớt tình trạng nôn trớ ở trẻ
    Nên đút muỗng chậm cho trẻ nhằm giảm bớt tình trạng nôn trớ ở trẻ
  • Sau khi trẻ nôn các mẹ nên lau mặt, thay quần áo, cho trẻ súc miệng ở trẻ lớn hoặc rơ sạch miệng đối với trẻ nhỏ để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra.
  • Sau khi nôn trớ cha mẹ không nên cố gắng ép trẻ ăn, như vậy không chỉ khiến trẻ thêm mệt mỏi mà còn phản tác dụng khiến trẻ quấy khóc, nôn trớ nhiều hơn. Giúp bé ngủ cũng là một cách để bé hồi phục sức khỏe sau nôn.
  • Trong trường hợp trẻ nôn nhiều, liên tục hoặc nôn trớ kèm các biểu hiện như sốt, co giật, lơ mơ, đau bụng quằn quai, dịch nôn bất thường có màu xanh hoặc nâu, có dấu hiệu mất nước như trẻ đừ, uống háo hức, chưa tiểu trong vòng 5 – 6h … thì cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

TRẦN HỒ TRUNG TÍN
PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ