Một số loại dung dịch rửa tay cần biết.

Xà phòng thường:
Xà phòng chứa acid béo đã ester hóa và sodium hay potassium hydroxide. Lấy đi được những chủng VSV vãng lai bám lỏng lẻo trên da. Có thể dùng trong rửa tay thường quy.
Xà phòng không chứa hoạt chất khử khuẩn nên không có hoặc có rất ít hoạt tính kháng khuẩn. Rửa tay bằng xà phòng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tồn tại trên da. Đó là những loại vi trùng có thể dễ dàng lây truyền trở thành mầm mống gây ra các dịch bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.

Nước rửa tay khô
Nước rửa tay khô là chế phẩm vệ sinh tay dạng dung dịch, dạng gel hoặc dạng bọt chứa cồn isopropanol, ethanol hoặc n-propanol, hoặc kết hợp hai trong những thành phần này hoặc với một chất khử khuẩn và được bổ sung chất làm ẩm, dưỡng da; được sử dụng bằng cách chà tay cho tới khi cồn bay hơi hết, không sử dụng nước. Chỉ cần cho vào tay, thoa đều trong vòng 30 giây.

Nước rửa tay khô được dùng trong các trường hợp như: trước và sau khi ăn, khi hoạt động ngoài trời, sau khi cầm tiền… Nước rửa tay khô vô cùng thích hợp trong các trường hợp bạn gấp rút hoặc thiếu điều kiện vệ sinh tay dưới vòi nước.

Xà phòng khử khuẩn (dạng bánh hay dạng dung dịch): Xà phòng chứa chất sát khuẩn.  Para –chloro –meta xytenol thướng được sử dụng như là hoạt chất chính của các loại xà phòng sát khuẩn. Dùng trong rửa tay thường quy.
Bàn tay không sạch có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và tác nhân gây bệnh như cúm, tiêu chảy… Rửa tay đúng cách là biện pháp đơn giản, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe./.

Tài liệu tham khảo:

  1. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế: https://moh.gov.vn/web
  2. Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế v/v ban hành Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  3. Công văn số 7517/BYT-ÐTr ngày 12/10/2007 về việc Hướng dẫn thực hiện quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn

Phòng Điều dưỡng
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố