Vị trí công việc khác nhau tương ứng các phương tiện phòng hộ cá nhân khác nhau.

Một trong những điểm mới và đáng được duy trì qua đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19 tại các bệnh viện đó là sử dụng dụng cụ phòng hộ cho nhân viên y tế. Tuỳ tính chất công việc mà nguy cơ bị lây nhiễm khác nhau nên chỉ định sử dụng phương tiện phòng hộ khác nhau.

Dưới đây là các hình ảnh dễ nhớ của TCYTTG về sử dụng phương tiện phòng hộ khác nhau tuỳ theo công việc khác nhau của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế:

1. Nhân viên y tế làm việc tại các điểm tiếp đón và sàng lọc người bệnh

Phương tiện phòng hộ: Khẩu trang y tế

2. Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm chẩn đoán

Phương tiện phòng hộ: (1) Khẩu trang y tế, (2) Kính bảo hộ hoặc tấm che mặt, (3) Áo choàng, (4) Găng tay

3. Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19, không có thực hiện các kỹ thuật tạo ra khí dung

Phương tiện phòng hộ: (1) Khẩu trang y tế, (2) Kính bảo hộ hoặc tấm che mặt, (3) Áo choàng, (4) Găng tay

4. Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19, có thực hiện các kỹ thuật tạo ra khí dung

Phương tiện phòng hộ: (1) Khẩu trang N95 hoặc tương đương, (2) Kính bảo hộ hoặc tấm che mặt,  (3) Áo choàng, (4) Găng tay

5. Nhân viên y tế vận chuyển bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19

Phương tiện phòng hộ: (1) Khẩu trang y tế, (2) Kính bảo hộ hoặc tấm che mặt, (3) Áo choàng, (4) Găng tay

(Tài liệu tham khảo: “The COVID-19: Risk Communication Package For Healthcare Facilities” – March 10, 2020 – WHO)

Theo Sở Y tế TP.HCM