Sốt co giật

  1. DỊCH TỄ

Co giật là rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em với tần suất khoảng 4 – 6% trẻ.

Tỷ lệ thay đổi:

  • Trên thế giới : 2-5% trẻ em
  • Tại Mỹ và Châu Âu : 2- 5% sốt co giật ở lứa tuổi <5tuổi.
  • Tại Việt Nam: tỷ lệ sốt co giật 7,01% trẻ nhập khoa cấp cứu.
  • Tỷ lệ co giật cao nhất ở trẻ nhỏ <3 tuổi, từ 6th- 5 tuổi, không có sự khác biệt về giới tính.
  1. NGUYÊN NHÂN:

Co giật do sốt:

  • Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: viêm não, viêm màng não, áp xe não, sốt rét thể não.
  • Co giật: lỵ, viêm dạ dày ruột.
  • Sốt có thể do nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, viêm tai giữa.
  • Thời gian co giật ngắn: < 15 phút.

Co giật không sốt:

  • Động kinh
  • Các bệnh lý não khác
  1. CÁCH XỬ TRÍ CO GIẬT TẠI NHÀ:
  • Để trẻ nằm yên tránh kích thích nhiều.
  • Trong cơn co giật để trẻ nằm ngửa đầu hơi nghiêng sang 1 bên,cởi bỏ hết quần áo để trẻ dễ thở và hạ thân nhiệt.
  • Giữ chặt trẻ để tránh gãy xương.
  • Khi ngưng cơn co giật phải đưa trẻ về tư thế an toàn (lật nghiêng trẻ sang 1 bên, đầu hơi ngửa ra sau) để nếu có nôn thì chất nôn không trào ngược vào đường hô hấp.
  • Dùng khăn nhúng nước ấm lau ngừơi trẻ nhiều lần vùng nách và bẹn để hạ nhiệt, làm mát môi trường xung quanh,hạn chế người quanh trẻ,mở thông thoáng cửa sổ.
  • Dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn.
  • Đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

– Co giật kéo dài >5 phút hoặc nhiều cơn liên tục

– Trẻ không hồi phục sau co giật

– Trẻ chấn thương khi giật

  1. NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM:
  • Để trẻ nằm một mình, tập trung người quá đông xung quanh trẻ
  • Di chuyển hoặc đặt trẻ vào bồn tắm khi trẻ đang co giật đè trẻ hoặc cố gắng kiềm chế cơn co giật
  • Cho bất cứ vật gì vào miệng hoặc cố gắng nạy răng trẻ
  • Nặn chanh, đổ xả vào miệng trẻ
  • Sau cơn co giật trẻ có thể buồn ngủ hoặc hoặc lú lẫn, không cho trẻ ăn uống cho đến khi trẻ tỉnh táo hẳn.

Khoa Khám bệnh
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố