Những nguy cơ khi đánh đòn trẻ em (Phần 2)

Câu hỏi được đặt ra tiếp theo: “Không đánh đòn có hiệu quả không?”

Đánh đòn có thể tạm thời dừng một hành vi của trẻ nhưng việc nuôi dạy con là một quá trình lâu dài, và nghiên cứu cho thấy rằng việc đánh đòn lâu dài là không hiệu quả. Nhiều bậc cha mẹ bắt đầu đánh đòn trẻ từ sớm, nhận thấy rằng họ cần phải tăng cường kỷ luật – đánh đòn nhiều hơn. Bên cạnh đó cha mẹ cảm thấy khó hơn để thu hút sự chú ý của trẻ. 

Nhiều chuyên gia cũng nhận thấy rằng theo thời gian, việc đánh đòn khiến trẻ tức giận và cáu gắt; trẻ cũng trở nên ít hơn hoặc không sẵn sàng làm những gì cha mẹ yêu cầu. Ví dụ: Một nghiên cứu năm 1986 được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Phát triển cho thấy những đứa trẻ 1 tuổi thường xuyên bị mẹ đánh đòn có xu hướng phớt lờ yêu cầu của mẹ hơn rất nhiều so với những đứa trẻ hiếm khi hoặc không bao giờ bị đánh đòn.

Câu hỏi được cha mẹ tiếp tục đặt ra: “Làm thế nào tôi có thể tránh đánh đòn con mình?”

Cha mẹ nhớ rằng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 2 và 3 tuổi, sẽ tham gia khám phá và học tập giới hạn của cha mẹ – đó là một phần trong hoạt động phát triển của chúng. Và đôi khi cha mẹ cực kỳ tức giận với trẻ là điều tự nhiên, nhưng nếu cha mẹ đưa ra quy tắc chặt chẽ cho bản thân rằng cha mẹ sẽ không đánh con – không bao giờ – cha mẹ sẽ tránh được những hậu quả tiêu cực của việc đánh đòn. Cha mẹ cũng sẽ tránh được tình huống mà sự tức giận có thể biến một cái tát nhẹ thành một cú đánh nguy hiểm.

Nếu cha mẹ là người chăm sóc chính cho trẻ, hãy vun đắp tình bạn với các bậc cha mẹ khác và thiết lập các điểm vui chơi – trẻ sẽ cho bạn thời gian nghỉ ngơi và một cách thú vị để trẻ cảm thấy độc lập hơn và học các kỹ năng xã hội mới. Nhờ bạn bè hoặc gia đình mà cha mẹ có thể liên hệ, và cố gắng lên kế hoạch dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Nhiều hoạt động nhóm, hội trao đổi dành cho phụ huynh cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Khi cha mẹ đang cảm thấy căng thẳng và lo sợ mình có thể mất kiểm soát, cha mẹ liên hệ ngay các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ.

Câu hỏi được các bậc phụ huynh quan tâm và đặt câu hỏi: “Vậy tôi có thể làm gì thay vì đánh đòn trẻ và làm thế nào tôi có thể giúp con tôi cư xử không bị đánh đòn?”

Gia đình là nơi “an toàn” cho trẻ. Cha mẹ bảo vệ trẻ ở trong không gian sống để trẻ không có những hoạt động không nên làm và cha mẹ sẽ không bị hoảng sợ trước những tình huống cấp bách nguy hiểm.

Đánh lạc hướng. Nếu cha mẹ ra lệnh cho trẻ ngừng ném thức ăn và trẻ từ chối, thay vào đó, hãy đánh lạc hướng trẻ. Penelope Leach nói: “Hãy là người trưởng thành, và hãy nhớ rằng bạn thông minh hơn con mình rất nhiều. Bạn hầu như lúc nào cũng có thể tìm thấy’’. 

Sự đồng cảm. Ngay từ thời điểm sớm nhất mà một đứa trẻ có thể bắt đầu hiểu, điều quan trọng là phải dạy sự cảm nhận. Đó là đứa trẻ nên học cách làm điều đúng vì nó đúng, và trẻ sẽ không bị trừng phạt nếu trẻ không làm đúng điều đó. Điều này có thể được thực hiện bằng cách giải thích cho trẻ tại sao làm điều gì đó có thể gây tổn thương cho người khác là không đúng. Ví dụ, thay vì nói, “Nếu bạn đánh tôi, tôi sẽ đánh lại bạn”, hãy thử nói, “Bạn không nên đánh tôi vì tôi đau, và bạn biết cảm giác bị đau  như thế nào.” Mặc dù một đứa trẻ có thể không bắt kịp ngay lập tức, nhưng nếu cha mẹ kiên nhẫn và đưa ra các ví dụ, cuối cùng chúng sẽ hiểu.

Dạy trẻ tránh nguy hiểm. Thay vì đánh đòn trẻ nếu trẻ đến gần chỗ nguy hiểm (như ổ cấm điện, lò sưởi), hãy cho trẻ xem ổ cấm điện và lặp lại từ đau – nguy hiểm .Ngay sau đó cha mẹ sẽ chỉ tay về phí ổ cấm điện, nói :“Không” và tránh chỗ nguy hiểm.

Sử dụng trí tưởng tượng. Cha mẹ lớn hơn và mạnh mẽ hơn, cha mẹ có thể tìm cách tích cực để xoa dịu tình huống, và không để cho tình trạng thêm phần căng thẳng. Nếu trẻ không chịu về phòng khi đến giờ đi ngủ, hãy đón trẻ và tưởng tượng trẻ thành một chiếc máy bay hướng đến đường băng – giường của con.

Dành chỗ cho những cảm giác tiêu cực. Hãy để trẻ bày tỏ những cảm xúc như tức giận, buồn bã và thất vọng. Đồng thời cha mẹ thông cảm, đặt ra giới hạn cho những hành vi không phù hợp. Chẳng hạn, cha mẹ có thể nói với trẻ rằng: Con cảm thấy giận em gái vì làm đổ khối gỗ của con, nhưng con không thể đánh em hoặc gọi những cái tên ác ý với em.

Khi cha mẹ cảm thấy phải “trừng phạt” trẻ, hãy nhớ rằng, trong mắt trẻ, sự phản đối hoặc tức giận của cha mẹ là hình phạt nặng nề nhất. Và bất kỳ hình phạt nào cha mẹ thực hiện phải được thực hiện ngay tại thời điểm xảy ra, bởi vì một đứa trẻ còn nhỏ sẽ nhanh quên, học hỏi thành thói quen và không thể nghĩ về hậu quả sau này. Vì vậy, nếu trẻ có hành vi không đúng vào buổi sáng, không đợi đến tối cha mẹ nói với trẻ không được xem tivi. Nếu cha mẹ làm không đúng, không nên ngần ngại thừa nhận điều đó và nói với trẻ rằng cha mẹ xin lỗi trẻ. Với những cách ứng phó tình huống, tương tác của cha mẹ, giúp trẻ học hỏi, noi gương để hình thành và phát triển lành mạnh trong cuộc sống.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo

  1. The Effect of Spanking on the Brain | Harvard Graduate School of Education
  2. https://consumer.healthday.com/encyclopedia/children-s-health-10/child-development-news-124/spanking-the-case-against-it-ages-1-3-646299.html

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo

  1. The Effect of Spanking on the Brain | Harvard Graduate School of Education
  2. https://consumer.healthday.com/encyclopedia/children-s-health-10/child-development-news-124/spanking-the-case-against-it-ages-1-3-646299.html