Kỹ năng tiền ngôn ngữ trong giao tiếp (Phần 2)

Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố xin trân trọng tiếp tục gửi đến quý phụ huynh phần 2 – Kỹ năng tiền ngôn trong giao tiếp, gồm có : Kỹ năng bắt chước vận động, kỹ năng bắt chước âm thanh, kỹ năng chú ý liên kết (Khoe).

  • Bắt chước vận động

Bắt chước vận động là một trong những giai đoạn quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ, giúp cải tiến sự tiếp xúc mắt và tương tác.

Bắt đầu, cha mẹ ngồi ngay tầm mắt trẻ, mặt đối mặt. Trẻ có thể ngồi trên ghế cao để tập trung chú ý.

Các sinh hoạt để bắt chước vận động: Vỗ tay, vẫy tay, hôn gió, vẽ nguệch ngoạc, chải tóc, ném banh, nhấn nút, khuấy với muỗng, đẩy xe, đưa tay lên xuống, đánh trống, xếp khối, mở đóng đồ vật, cởi vớ ra, lái mái bay, đội nón, thổi bong bóng, chu môi, xỏ dây, cù lét chân,…

Các sinh hoạt trên là gợi ý , cha mẹ co thể chơi cùng con nhiều hoạt động khác.

  • Bắt chước âm thanh

Trong quá trình bắt chước hành động việc kết hợp bắt chước âm thanh sẽ vô cùng thuận lợi và vệc bắt chước âm thanh sẽ dễ hơn từ.

Sau đây là những sinh hoạt bắt chước âm thanh

  • Sự vận chuyển:
    • Xe lửa – Đẩy xe lửa trên đường ray – “Bí bo
    • Xe ô tô – Lái xe – “Bíp bíp
    • Xe cứu hỏa – Lái xe cứu hỏa – “Ò èo e
    • Tàu – Lái tàu trên sông –  “Ùuuuù
    • Xe hàng- Bóp còi hơi hơi, đẩy xe xuống – “Òòòò
  • Búp bê/Hoạt hình/Thú vật
    • Em bé – Để tay lên mũi và miệng – “Oa oa
    • Trốn – Che mặt lại – “Ú òa
    • Hắt hơi- “Ách xì”, Bò –“Ụm bò”, Chó – “Gâu gâu”, Vịt – “Cạp cạp
  • Gia đùng/Đồ chơi
    • Điện thoại – Cầm điện thoại lên tai – “Reng reng
    • Đồng hồ- Nghiêng đầu tới lui
  • Thức ăn và Bộ đồ chơi nhà bếp
    • Gương mặt vui – Liếm môi – “Hihi
    • Bắp rang – Vỗ tay – “Bốp bốp
    • Nước ấm – Thổi vào ly – “Nóng

  • Chú ý liên kết (Khoe)

Là sự chia sẻ một trải nghiệm giữa một trẻ và một đối tác, một trải nghiệm được chia sẻlà nhìn hoặc hướng sự chú ý về một đồ vật hoặc một sự việc.

Những sinh hoạt hằng ngày giúp phát triển kỹ năng này và nó rất cần thiết cho kỹ năng âm ngữ và xã hội.

Sau đây là những sinh hoạt phát triển kỹ năng chú ý liên kết

  • Thổi bóng xà bông và nói “Nhìn” để trẻ nhìn theo bóng xà bông, thổi tiếp khi bé nhìn cha mẹ, lặp lại từ “Nhìn” và chỉ
  • Thổi bong bóng, nói “Nhìn” và thả bóng khi trẻ nhìn
  • Khi thành viên khác bước vào phòng, cha mẹ hãy chỉ và nói “Nhìn”, vỗ tay khen trẻ khi trẻ nhìn
  • Nói với trẻ “Nhìn trẻ” rồi chỉ vào một đồ chơi mà trẻ thích và nói “Nhìn”, nhẹ nhàng đẩy đầu trẻ quay về phía đồ chơi. Trẻ nhìn, hãy chơi với đồ chơi hoặc đưa đồ chơi cho trẻ
  • Cầm đồ chơi hoặc một đồ trẻ thích lên và nói “Nhìn”, yêu cầu trẻ nhìn ba mẹ rồi nhìn đồ chơi

Kiên trì và lặp lại nhiều lần để giúp trẻ hiểu ý nghĩ của việc quay đầu lại nhìn đồ vật và cha mẹ.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung 
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Tài liệu tham khảo:

  1. Phát triển ngôn ngữ sớm: Linda Mawhinney-Mary Scott McTeague
  2. Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ: Eric Schoper-Margaret Lansing-Leslie Waters
  3. Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi: Hội Nhi khoa Hoa kỳ_ Bs. Steven P. Shelov, Bs Robert E. Hannermann; Trích dịch và biên tập : Bs. Phạm Ngọc Thanh, ThS. Nguyễn Thị Diệu Anh, ThS. Phan Ngọc Thanh Trà.