Kỹ năng tiền ngôn ngữ trong giao tiếp (Phần 1)

Ngôn ngữ là một một quá trình là một kỹ năng phức tạp kết hợp khả năng suy nghĩ và khả năng phối hợp, để đạt điều đó thì chúng ta hỗ trợ trẻ phát triển các “ kỹ năng tiền ngôn ngữ” trong giao tiếp.

Tuy nhiên ở các trẻ chậm nói hay các trẻ có rối loạn khác đang gặp khó khăn trong giao tiếp, những kỹ năng này còn nhiều hạn chế và đôi khi cha mẹ ít quan tâm, nhưng nó là nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Nếu hiện nay các trẻ chưa đạt được các “ kỹ năng tiền ngôn ngữ ’’ thì khả năng ngôn ngữ sẽ không được thuận lợi, đôi khi trẻ có ngôn ngữ nhưng chỉ là những âm thanh vô nghĩa, không đúng ngữ cảnh hoặc không hiểu được ngôn ngữ ở trong tình huống giao tiếp.

Vậy các kỹ năng tiền ngôn ngữ trong giao tiếp đó là những kỹ năng nào?  Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố xin được đồng hành và hỗ trợ quý phụ huynh các “kỹ năng tiền ngôn ngữ” trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Sau đây là một số các bài tập, trò chơi các “kỹ năng tiền ngôn ngữ”

  • Tiếp xúc mắt : Được dùng để yêu cầu, chào hỏi hoặc chú ý trực tiếp, là một trong những phương tiện giao tiếp sớm nhất.
  • Thiết lập tiếp xúc mắt:
  • Cha mẹ có thể ngồi đối diện, ngồi trên đùi, ngồi trên ghế và đặt trẻ trên ghế cao, hoặc đặt trẻ trên ghế và cha mẹ ngồi dưới sàn, đưa đồ chơi ngang tầm mắt của cha mẹ và trẻ. Đây là thiết lập quan trọng trong bước đầu thiết lập tiếp xúc mắt nên cha mẹ chú ý.
  • Tương tự khi trẻ có nhu cầu đòi đồ vật hoặc đồ chơi thì cha mẹ ngồi ngang bằng chiều cao của trẻ và cầm đồ vật hoặc đồ chơi, đưa gần ngang tầm mắt của cha mẹ và trẻ, để cho trẻ nhìn, gọi tên món đồ, trẻ nhìn, rồi cho trẻ.

Khi chơi cùng trẻ, cha mẹ cũng đưa đồ chơi lên, gọi tên món đồ, trẻ nhìn, rồi cho trẻ, làm và lặp lại nhiều lần với đồ chơi khác nhau.

  • Chơi ú òa
  • Sờ mũi trẻ, rồi sờ mũi bạn, sau khi trẻ nhìn dù rất ngắn thì cha mẹ khen trẻ “Con nhìn giỏi”. Tương tự sờ vào má , sờ vào trán,…của trẻ.
  • Khi trẻ tăng tiếp xúc mắt với bạn, hãy gợi ý bằng lời “Nhìn”, khi trẻ nhìn cha mẹ và cha mẹ hãy nhìn lại con.
  • Trò chơi “gương mặt” trong gương, bé có thể tiếp xúc mắt với cha mẹ trong gương.

  • Chỉ ngón trỏ
  • Chỉ ngón trỏ là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Là cách trẻ chỉ để thể hiện sự tò mò về thế giới xung quanh và cũng là cách trẻ thể hiện nhu cầu bản thân cho chúng ta biết trẻ đang muốn gì, và cũng giúp ta hiểu về khả năng nhận thức hiện tại của trẻ.
  • Các bước dạy chỉ ngón trỏ
  • Chỉ vào một vật ở gần: Ngồi trên ghế ngang với trẻ, đưa 1 đồ vật mà trẻ thích lên ví dụ như xe. Hỏi trẻ “Con muốn gì?”. Nắm tay trẻ định hình thành ngón trỏ chỉ vào bánh và đưa xe cho trẻ, vỗ tay hoan hô trẻ.
  • Chỉ vào một vật ở gần trẻ thích: Tương tự ngồi ngang tầm với trẻ, đưa vật trẻ thích và vật trẻ không thích, hỏi trẻ “Con muốn gì ?”, nắm tay trẻ định hình ngón trỏ chỉ tay vào vật trẻ thích và đưa vật thích cho trẻ.
  • Chỉ vào đồ vật đặt ở trên cao: Để một vật trẻ thích và một vật trẻ không thích lên cao, xa tầm tay trẻ. Hỏi trẻ “Con muốn cái gì?”. Hướng dẫn trẻ đưa ngón tay chỉ về vật trẻ thích và cho trẻ lấy vật mà trẻ vừa chỉ.
  • Chỉ vào vật mà không gợi ý bằng lời nói:
    Để một vài đồ vật trẻ thích và một vài đồ vật trẻ không thích lên bàn xa tầm tay trẻ. Đợi vài giây. Nếu trẻ đưa tay chỉ về phía đồ vật mà trẻ thích, gợi ý câu trả lời “Con muốn” . Và đưa vật trẻ vừa chỉ cho trẻ. Nếu trẻ không chỉ hoặc không nói vật trẻ thích , hãy làm mẫu cho trẻ (chỉ/lấy vật trẻ thích, sau đó đặt lại chỗ cũ)
  • Chơi luân phiên: Là kỹ năng bắt đầu lúc chơi cũng như lúc tập trung chú ý và tương tác. Chơi luân phiên nhấn mạnh vai trò, trẻ học cách cho và nhận. Cho trẻ chơi món đồ chơi yêu thích, chơi một khoảng thời gian ngắn, cha mẹ cho trẻ đồ chơi khác và yêu cầu trẻ đưa đồ chơi trước đó.
  • Các trò chơi luân phiên
  • Chơi lăn banh. Có ít nhất 2 người tham gia. Bây giờ con lăn banh sang mẹ, mẹ lăn banh sang ba, ba lăn banh sang con.
  • Hãy dùng chiếc xe đồ chơi và cầu trượt. Nói gợi ý cho trẻ các bước sau: “1.Sẵn sàng, 2.Chuẩn bị, 3.Leo lên, 4.Tuột xuống”. Bây giờ bắt đầu mẹ trước sau đó tới con.
  • Đồ chơi khối xây dựng, để khối xây dựng trên đùi bạn, đưa ra luật trong trò chơi “Mẹ xây trước sau đó tới phiên con “, mẹ lắp và sau đó đưa cho trẻ 1 khối xây dựng và nói “Tới phiên con”.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung 
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Tài liệu tham khảo:

  1. Phát triển ngôn ngữ sớm: Linda Mawhinney-Mary Scott McTeague
  2. Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ: Eric Schoper-Margaret Lansing-Leslie Waters
  3. Chăm sóc trẻ từ 0-5 tuổi: Hội Nhi khoa Hoa kỳ_ Bs. Steven P. Shelov, Bs Robert E. Hannermann; Trích dịch và biên tập : Bs.
  4. Phạm Ngọc Thanh, ThS. Nguyễn Thị Diệu Anh, ThS. Phan Ngọc Thanh Trà.