Hỗ trợ tâm lý cho trẻ trong và sau thảm họa tự nhiên.

Con (7 tuổi): Mẹ ơi, mẹ kể cho con nghe về con Corona đi mẹ

Mẹ: Virut Corona (CoV) là một họ virut lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến bệnh nặng đe dọa tính mạng người bệnh như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV). Tháng 12 năm 2019, một chủng virut Corona mới gây viêm phổi tại tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc) đã được xác định và có nguy cơ lan rộng

Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính: sốt, ho, khó thở, có thể diễn biến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Con: Rồi chừng nào mới hết virus Corona vậy mẹ?

Mẹ: Trong một bài viết trên kênh tin tức Channel News Asia ngày 5-2, TS y khoa Jyoti Somani và GS y khoa Paul Tambyah thuộc ĐH Quốc gia Singapore (NUS) nhận định rằng số ca nhiễm có thể sẽ giảm mạnh cũng như dịch có thể sẽ hết vào tháng 5, thời điểm TQ và châu Á bước vào mùa hè nóng ẩm.

Tháng 12. 2019, một bệnh dịch viêm phổi do nhiễm COVID-19 mới đã bùng phát và có sự lây truyền từ người sang người. Các nhà chức trách đã ra lệnh cho Vũ Hán đóng cửa thành phố, Bắc Kinh vừa đưa ra thông báo phòng chống và kiểm soát Dịch bệnh – Quản lý chặt chẽ các cộng đồng dân cư, theo thông báo này, Hội đồng thành phố Bắc Kinh sẽ thực hiện một cách nghiêm ngặt việc phong toả thành phố, một số khu đã “tự cách ly” một cách tự nguyệncả nước Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng ngày càng nghiêm trọng.

Đài phát thanh của Mỹ kêu gọi mọi người cẩn thận với dịch COVID-19 Vũ Hán. Số người chết nhiều gấp bao nhiêu lần con số được thông báo. Nhà thiêu xác làm việc liên tục như là hệ thống dây chuyền công nghiệp. Người ta té chết trên rau cải trong siêu thị, co giật trên đường phố, ngay tại bàn làm việc …Một số người đã chuẩn bị phương án dời đi, hay trữ lương thực, thuốc, xăng, nước uống, giấy vệ sinh …

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của thiên tai (hình minh họa)

Bệnh dịch còn kéo dài và chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả.. Ngoài thiệt hại về con người và tổn thất vật chất, chúng ta cũng nên quan tâm đến phản ứng trước mắt và hậu quả tâm lý lâu dài của trẻ em. Trẻ em phản ứng thế nào trước thảm họa tự nhiên? Phản ứng của trẻ tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ bao gồm biến cố xảy ra hiện nay, sự tổn thương của cá nhân, sự mất mát người thân, mức độ nâng đỡ tinh thần của cha mẹ, mất mát nhà cửa, tiền sử sang chấn tâm lý hoặc bệnh lý tâm thần. Trẻ cần được gặp chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần nếu trẻ có những thay đổi hành vi quan trọng hoặc có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây trong một thời gian kéo dài:

  • Đối với trẻ nhũ nhi: khóc nhiều hơn bình thường, bám chặt lấy ba mẹ, khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn, thay đổi thói quen ăn uống
  • Đối với trẻ trong độ tuổi biết đi: Chán ăn, thoái lùi (như đòi bú bình trở lại hoặc không nói…), bám chặt lấy cha mẹ, la hét nhiều hơn, hung hang hơn – đánh hoặc xô đẩy người khác
  • Đối với tuổi mẫu giáo: tiểu dầm, rối loạn giấc ngủ, ngủ gặp ác mộng, sợ bóng tối, sợ người lạ, sợ ở một mình, có hành vi của trẻ nhỏ hơn, có thể hỏi thảm họa có xảy ra nữa không
  • Đối với trẻ ở cấp tiểu học: cáu kỉnh, hung hăng, bám víu, ác mộng, tránh đi học, kém tập trung, và rút khỏi bạn bè và sinh hoạt.
  • Đối với trẻ vị thành niên: rối loạn ăn uống và giấc ngủ, hiếu động, tăng xung đột, dấu hiệu thể chất, hành vi phạm pháp, và kém tập trung.

Một số ít trẻ có thể có nguy cơ bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (post-traumatic stress disorder-PTSD) bao gồm các triệu chứng trên kèm theo việc sống lại các biến cố đau thương qua trò chơi hoặc giấc mơ, cảm giác thảm họa tái xuất hiện, tình trạng chết lặng đối với các chủ đề cảm xúc, khó tập trung và dễ giật mình.

Một số hiếm trẻ vị thành niên cũng có thể tăng nguy cơ tự tử nếu có vấn đề tâm thần trầm trọng như PTSD hoặc trầm cảm. Với những triệu chứng này, trẻ cần được gặp chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần.

Phụ huynh và giáo viên nên giúp trẻ như thế nào?

Giữ bình tĩnh và an tâm. Nhìn nhận sự mất mát, tổn hại, nhưng tin tưởng vào cố gắng của cộng đồng để dọn dẹp và xây dựng lại. Trấn an trẻ được gia đình chăm sóc và cuộc sống sẽ trở lại bình thường. Giúp bé vượt qua nỗi ám ảnh “thiên tai”.

Nhìn nhận và bình thường hóa cảm xúc của trẻ. Cho phép trẻ thảo luận về những cảm xúc và quan ngại của trẻ. Hãy lắng nghe với sự đồng cảm. Cho trẻ hiểu phản ứng của trẻ là bình thường.

Khuyến khích trẻ nói về các biến cố gây đau thương. Trẻ cần có cơ hội thảo luận về kinh nghiệm sống của trẻ trong một môi trường an toàn và được chấp nhận. Cung cấp cho trẻ những sinh hoạt giúp trẻ chia sẻ kinh nghiệm sống trong đó có hình vẽ, câu truyện, nhạc, kịch hoặc xem hình ảnh trên truyền hình, nghe truyền thanh. Cha mẹ có thể nhờ chuyên viên tâm lý tư vấn thêm.

Cổ vũ những kỹ năng ứng phó và giải quyết vấn đề tích cực. Động viên trẻ triển khai phương pháp ứng phó với cơn lo âu một cách tích cực.

Củng cố mối quan hệ với các bạn. Các bạn sẽ giúp trẻ ứng phó với hoàn cảnh khó khăn tốt hơn và tránh trẻ bị cô lập.

Phụ huynh cũng cần tự chăm sóc bản thân. “mình không thể cho con những điều mà mình không có” Hãy dành thời gian cho chính mình và tự trấn an mình trước khi nâng đỡ trẻ.

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

 

Tài liệu tham khảo

  1. Để con được lớn khôn – BS. Phạm Ngọc Thanh
  2. Psychologytoday.com