Hiểu về sự chết.

Cổ thi nói:
Ta thấy người khác chết.
Trong lòng nóng xót xa!
Chẳng phải xót kẻ mất.
Vì sẽ đến phiên ta!

Giữa đời, việc buồn thảm lớn lao không chi hơn tử biệt. Nhưng sự chết, người đời lại chẳng ai tránh khỏi.

Trẻ em nhận thức được cái chết từ khi còn nhỏ. Chúng có một con thú cưng bị chết. Bọn trẻ thấy những mô tả về cái chết trong các bộ phim hoặc chương trình TV (bao gồm cả phim hoạt hình). Có những trường hợp, một thành viên trong gia đình chết và điều này có thể quá sức chịu đựng của họ.

Nhiều điều về cái chết có thể gây cho trẻ em bối rối, nhưng có bốn khái niệm thiết yếu mà chúng cần phải hiểu trước khi chúng thực sự hiểu được một mất mát. Hầu hết sẽ hiểu những khái niệm này từ 5 đến 7 tuổi, nhưng những đứa trẻ nhỏ hơn nhiều có thể được giúp đỡ để hiểu chúng. Ngay cả thanh thiếu niên cũng có thể đặt ra một số câu hỏi khi họ cố gắng chấp nhận các khái niệm này sau mất mát người thân. Những điều này có thể giúp một đứa trẻ được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với mất mát.

  1. Sự chết mang tính không thể đảo ngược

Trẻ thường thấy các nhân vật hoạt hình và truyền hình, những người đã chết đi sống lại (hồi sinh). Một số người lớn có thể cho rằng có kiếp luân hồi. Trẻ em lại coi cái chết là một sự tách biệt tạm thời. Bọn trẻ không có lý do gì để bắt đầu quá trình để tang. Chúng thậm chí có thể tức giận với người đã mất vì đã không liên lạc với chúng hoặc quay lại trong những dịp quan trọng. Một bước đầu tiên thiết yếu trong quá trình để tang là hiểu và chấp nhận rằng sự mất mát là vĩnh viễn.

Hiểu khái niệm này cho phép trẻ em bắt đầu than khóc.

  1. Tất cả các chức năng cuộc sống kết thúc hoàn toàn tại thời điểm chết.

Tất cả các chức năng cuộc sống kết thúc hoàn toàn tại thời điểm chết. Trẻ nhỏ ban đầu xem tất cả mọi thứ – đồ chơi, đá, xe hơi đều có sự sống. Người lớn có khi làm cho trẻ bối rối thêm khi họ sử dụng các cụm từ như: chiếc xe chết máy. Khi họ lớn lên, trẻ em sẽ hiểu rằng những vật vô tri vô giác không có sự sống, nhưng đôi khi chúng vẫn có thể bị nhầm lẫn. Một con robot có sự sống, một cái cây lại không. Trẻ em có thể cho rằng một người đã chết không di chuyển, vì không có chỗ trong quan tài. Nếu trẻ em được yêu cầu vẽ một bức tranh hoặc viết một thông điệp để đặt vào quan tài, chúng có thể cho rằng người đã chết sẽ nhìn thấy việc làm của chúng. Trẻ có thể tin rằng người quá cố sẽ thấy trong quan tài tối như thế nào, hoặc nghe thấy âm thanh của bụi bẩn rơi trên quan tài. Trẻ em có thể lo lắng rằng người quá cố đang phải chịu đựng sự sợ hãi, lạnh lẽo, đói khát, đau đớn hoặc cô đơn.

Hiểu khái niệm này giúp trẻ nhận ra người chết không còn khổ đau.

  1. Mọi thứ có sự sống cuối cùng cũng đều phải chết.

Trẻ em có thể cho rằng chúng và người thân sẽ không bao giờ chết. Một số cha mẹ trấn an con rằng họ sẽ sống mãi bên cạnh chúng. Họ có thể nói với con cái họ rằng con không cần phải lo lắng về cái chết. Có thể hiểu rằng cha mẹ muốn bảo vệ con cái họ khỏi cái chết, nhưng một khi cái chết xảy ra trong cuộc sống của một đứa trẻ, những thông điệp này có thể gây ra nhiều rắc rối và làm trẻ hoang mang. Rất khó khăn cho trẻ để học khái niệm này khi chứng kiến lần đầu tiên cái chết xảy ra. Nếu cha mẹ làm như vậy, trẻ em có thể sẽ rất lo lắng rằng tất cả những người mà chúng quan tâm đều sẽ chết và bọn trẻ sẽ bị bỏ lại một mình. Nếu trẻ em không hiểu cái chết là điều không thể tránh khỏi, chúng có thể tự hỏi tại sao người ta lìa đời. Thường thì bọn trẻ kết luận rằng người đó đã làm điều gì xấu hoặc người đó đã làm gì đó mà thất bại. Điều này có thể dẫn đến cảm giác tội lỗi. Trẻ cũng có thể tin rằng đó là vì những gì người quá cố đã làm hoặc không làm điều gì. Điều này có thể dẫn đến sự xấu hổ.

  1. Một người nào đó chết vì nguyên nhân về mặt vật lý

Khi bọn trẻ không hiểu lý do thực sự khiến một người chết, chúng có nhiều khả năng tạo ra những lời giải thích càng gây nhầm lẫn và thêm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Người lớn có thể giúp trẻ em hiểu nguyên nhân thực thể dẫn đến cái chết bằng cách nói ngắn gọn và sử dụng ngôn ngữ đơn giản ở mức độ phù hợp với sự phát triển.

Hiểu khái niệm này giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn có thể và cảm giác tội lỗi và xấu hổ của trẻ khi người thân qua đời.

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh
Đơn vị tâm lý – Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo:

  1. Chuẩn bị cho cái chết_Thích Nguyên Liên
  2. Psychology Today