Công trình khoa học: Đặc điểm, tần suất và mối liên quan các dị nguyên hô hấp thường gặp ở trẻ bệnh hen tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố từ 3/2018-3/2019.

Tác giả:

Lý Kiều Diễm – Phó trưởng Khoa Nội Tổng Hợp – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
Trịnh Hồng Nhiên – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố
Phan Hữu Nguyệt Diễm: ĐHYD TpHCM

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Xác định đặc điểm mẫn cảm và phản ứng với 12 loại dị nguyên bằng test lẩy da và mối liên quan giữa sự mẫn cảm của 12 dị nguyên với tính chất của hen.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Kết quả: Đặc điểm chung dân số nghiên cứu: Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê (χ2, P<0,005).Tỉ lệ Nam : nữ = 1,2:1. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính (χ2, p=0,097).Bệnh dị ứng nhiều nhất là mày đay: có 190 trẻ (92%) trẻ bị. Dị  ứng thuốc ít gặp nhất: chỉ có 6 trẻ bị. Có 114 (56%) trẻ có hen bậc II trong tiền sử , 65 (32%) trẻ có hen bậc I và 14% trẻ có hen bậc III. 25 (12%) trẻ có tiền sử có cơn hen nặng, 180 trẻ còn lại có tiền sử hen trung bình. Không có trẻ nào cơn nguy kịch. 25 trẻ (22.5%) có cha hoặc mẹ bị hen, 5 trẻ(4,7%) có cả cha và mẹ bị hen. Có 80 (72,8%) trẻ có người thân khác trong gia đình bị hen.

Đặc điểm test lẩy da: Tổng  số  842  phản  ứng  hồng  ban,  DN  có  phản  ứng  nhiều  nhất  là D.pteronyssinus (180 ca, chiếm 87,8%); ít nhất là lông vũ (2 ca). Không có ca nào có phản ứng hồng ban toàn thân. D. pteronyssinus là DN có kích thước trung bình (TB) phản ứng hồng ban lớn nhất: 15,5 mm. Lông vũ có phản ứng hồng ban nhỏ nhất: 4,2mm.

Kết luận: test lẩy da là phương pháp an toàn, hiệu quả nên thực hiện thường qui trên trẻ bệnh hen, đặc biệt trên trẻ hen khó kiểm soát.

CASE REPORT: Characteristics, frequency and relationship of common respiratory allergens in children with asthma at City Children’s Hospital from 03 / 2018 to 03 / 2019

Ly Kieu Diem
Trinh Hong Nhien
Phan Huu Nguyet Diem

Objective: Determine the sensitivity and reaction to 12 types of allergens by skin prick test and the relationship between the sensitivity of 12 allergens and the nature of asthma.

Materials and Methods: cross-sectional study described

Results: General characteristics of the study population: The difference between age groups is statistically significant (χ2, P <0.005). Ratio of male: female = 1.2: 1. There was no statistically significant difference in sex (χ2, p = 0.097). The most common allergic disease was urticaria: 190 children (92%) had it. The most common drug allergy: only 6 children have. There were 114 (56%) children with type II asthma in history, 65 (32%) of children with type I asthma and 14% of children with type III asthma. 25 (12%) had a history of severe asthma, the remaining 180 had an average history of asthma. No children are in critical condition. 25 children (22.5%) had one parent with asthma, 5 children (4.7%) had both parents with asthma. There are 80 (72.8%) children with other family members having asthma.

Skin prick test characteristics: In total of 842 erythema reactions, the most reactive enterprises were D.pteronyssinus (180 cases, accounting for 87.8%); at least dragon dance (2 cases). There were no cases of erythematous reaction. D. pteronyssinus is the largest average size erythema reaction: 15.5 mm. Feathers have the smallest erythematous reaction: 4.2mm.

Conclusion: skin prick testing is a safe and effective method that should be performed routinely in children with asthma, especially in children with asthma difficult to control.

Đặt vấn đề: Test  da  có  thể  cung  cấp  những  bằng  chứng  xác  đáng  để  chẩn  đoán  dị nguyên chuyên biệt. Test có tính đặc hiệu, đơn giản, có thể thực hiện nhanh chóng, giá thành thấp và độ nhạy cảm  cao. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với câu hỏi là: Tại Việt Nam, những dị nguyên nào là quan trọng của hen ở trẻ em và liên quan giữa tình trạng dị ứng với những dị nguyên đã được xác định với tính chất của hen như thế nào?

Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu cắt ngang mô tả.

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:

Tiêu chí chọn vào: Bệnh nhi được chẩn đoán hen đã được cắt cơn, không thuộc nhóm có tiêu chuẩn loại trừ, gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu đến khám phòng khám hen.

Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen ở trẻ em” của Bộ Y tế năm 2016 hoặc theo GINA 2018.

Tiêu chí loại trừ:

  1. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải.
  2. Không thể thực hiện được test lẩy da: Nhiễm trùng toàn thân hay tại chỗ chích dị ứng nguyên chưa điều trị khỏi, chàm nặng, chứng da vẽ nổi.
  3. Đang trong cơn hen cấp.
  4. Sử dụng một số thuốc trước đó làm ảnh hưởng đến kết quả test da không thể ngưng được
  5. Có bệnh tim, phổi, thận mãn tính; có tiếng thở rít, dị vật phế quản bỏ quên.

Cỡ mẫu:

Nguyên liệu:

Kim Stainless.

Dị nguyên Immunotek (Madrid- SPAIN).

Phương pháp tiến hành:

Bệnh nhi thoả mãn tiêu chí chọn bệnh. Lẫy da dị nguyên, đo đường kính nốt đỏ da và nốt phồng ở thời điểm 20 phút sau chích. Phân độ mức độ phản ứng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Bệnh nhân có test da dương tính với dị nguyên nếu phản ứng với dị nguyên tương ứng từ độ I trở lên. Đánh giá và xử trí phản ứng toàn thân (nếu có). Theo dõi ít nhất 30 phút sau khi test.

Kết quả: Đặc điểm chung dân số nghiên cứu: Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê (χ2, P<0,005).Tỉ lệ Nam : nữ = 1,2:1. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính (χ2, p=0,097).Bệnh dị ứng nhiều nhất là mày đay: có 190 trẻ (92%) trẻ bị. Dị  ứng thuốc ít gặp nhất: chỉ có 6 trẻ bị. Có 114 (56%) trẻ có hen bậc II trong tiền sử , 65 (32%) trẻ có hen bậc I và 14% trẻ có hen bậc III. 25 (12%) trẻ có tiền sử có cơn hen nặng, 180 trẻ còn lại có tiền sử hen trung bình. Không có trẻ nào cơn nguy kịch. 25 trẻ (22.5%) có cha hoặc mẹ bị hen, 5 trẻ(4,7%) có cả cha và mẹ bị hen. Có 80 (72,8%) trẻ có người thân khác trong gia đình bị hen.

Đặc điểm test lẩy da: Tổng  số  842  phản  ứng  hồng  ban,  DN  có  phản  ứng  nhiều  nhất  là D.pteronyssinus (180 ca, chiếm 87,8%); ít nhất là long vũ (2 ca). Không có ca nào có phản ứng hồng ban toàn thân. D. pteronyssinus là DN có kích thước trung bình, phản ứng hồng ban lớn nhất: 15,5 mm. Lông vũ có phản ứng hồng ban nhỏ nhất: 4,2mm.

Tổng số 568 phản ứng nốt phồng. D.pteronyssinus là DN có phản ứng nốt phồng nhiều nhất: 120 trường hợp (58,5%). Lông vũ là DN cho phản ứng nốt phồng ít nhất: 2 trường hợp. D.farinae là dị nuyên có đường kính trung bình phản ứng nốt phồng lớn nhất: 8,55 ± 3,75 mm.

Bàn luận

Về nguy cơ dị ứng với từng loại dị nguyên trên trẻ có tiền sử hen trong gia đình, kết quả thử nghiệm của chúng tôi cho thấy nguy cơ dị ứng tăng cao trên nhóm trẻ có cả cha và mẹ bị hen với các dị nguyên: mèo, chó ( p < 0,005), nấm và bụi kho (100%). Không có sự khác biệt về tỉ lệ test da dương tính đối với các dị nguyên khác trên trẻ có cả cha và mẹ bị hen. Theo y văn, trẻ có mẹ bị hen là một yếu tố nguy cơ độc lập cho dị ứng với dị nguyên. Theo Braun-Fahrlander C et al., nghiên cứu  trên 428 trẻ, ghi nhận trẻ có tiền sử hen và dị ứng ở cha mẹ có nguy cơ dị ứng với mạt nhà cao hơn những trẻ khác (OR=2,09; KTC 95%: 0,93-4,73).

Bậc hen và tỉ lệ dương tính: Tỉ lệ dương tính trên trẻ hen bậc I là 40,8%, trong khi tỉ lệ này trên trẻ hen bậc II là 59,5% và bậc III là 90%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,005). Có 67 trẻ hen bậc I, 26 trẻ hen bậc II và 3 trẻ hen bậc III không dị ứng với bất cứ dị nguyên nào. Điều đó cho thấy ngoài dị nguyên còn có thể có những yếu tố khác ảnh hưởng đến độ nặng của HPQ, chẳng hạn như tình trạng ô nhiễm môi trường, các yếu tố thần kinh, tâm lý; vận động.

Số test da dương tính và bậc hen: Có sự khác biệt về số  dị nguyên bị dị ứng trung bình ở những trẻ có bậc hen khác nhau. Trong khi trẻ hen bậc I có trung bình 0,92 dị nguyên bị dị ứng thì trẻ bị hen bậc II có 2,09; số dị nguyên bị dị ứng ở trẻ hen bậc III là 4,13 ( p = 0,001). Một số tác giả trong y văn cũng ghi nhận tình trạng dị ứng với nhiều dị nguyên hơn trên những trẻ có bệnh hen nặng hơn. Điều này có ý nghĩa tích cực trong thực tế là với một bệnh nhân hen có dị mẫn cảm với nhiều dị nguyên khác nhau, thật khó có thể cách ly được tất cả, nhưng làm giảm một dị nguyên nào đó cũng có nghĩa làm giảm phần nào mức độ kéo dài và tái diễn của bệnh.

Độ nặng cơn hen và tỉ lệ dương tính: 92% trẻ hen nặng có test dương tính, trong khi trẻ hen trung bình có 47,8% dương tính. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,005). Điều đó cho thấy tác động của dị nguyên là đặc biệt quan trọng trong cơ chế hen phế quản. Chúng tôi sẽ bàn kĩ hơn sự tác động này ở phần dưới đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Barber N., Parsons J., Clifford S., et al. (2004), “Patients’ problems with new medication for chronic conditions”. Qual Saf Health Care, 13 (3), pp. 172-5.
  2. Basheti I. A., Reddel H. K., Armour C. L., et al. (2007), “Improved asthma outcomes with a simple inhaler technique intervention by community pharmacists”. J Allergy Clin Immunol, 119 (6), pp. 1537-8.
  3. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi, Quyết định số 4888/QĐ-BYT.
  4. Trịnh Hồng Nhiên (2006), “phản ứng với một số dị nguyên qua test lẩy da trên bệnh nhân Hen tại bệnh viện Nhi Đồng II”, luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, chuyên nghành Nhi khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
  5. Quan Thủy Tiên, Phạm Thị Minh Hồng (2012), “Mối liên quan giữa dị nguyên không khí trong nhà với kiểm soát hen ở trẻ 2 – 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 2“, Luận văn Thạc sĩ y học, chuyên ngành Nhi khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố