Báo động về tự kỹ

Tự kỷ là một trong năm tiểu lọai của nhóm bệnh Rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive Developmental Disorders – PDD). Đây là căn bệnh được phỏng đoán là có nguyên nhân từ những hoạt động bất thường của hệ thần kinh của người bệnh, làm cho khả năng phát triển trên các mặt ngôn ngữ, hành vi, và các ứng xử của cá nhân ấy bị giới hạn, cùn mòn hoặc sai lệch. (Phạm Toàn – Lâm Hiếu Minh (2014), Thấu hiểu và hỗ trợ Trẻ Tự kỷ, NXB Trẻ, TPHCM).

Tuy nhiên, thường các phụ huynh thường không nhận biết con mình bị tự kỷ. Đa số các phụ huynh đưa trẻ đến phòng khám vì dấu hiệu chậm nói hoặc gọi không quay lại. Sau khi được các chuyên gia đánh giá về tình trạng của trẻ, phụ huynh thường được đề nghị cho trẻ đi can thiệp ở các môi trường giáo dục chuyên  biệt để cải thiện các lĩnh vực chậm kém của trẻ. Thơi gian vàng để can thiệp cho trẻ là trước 36 tháng, vì đây là giai đoạn tối ưu để trẻ học tập và cải thiện khả năng ở tất cả các lĩnh vực phát triển.

Trong thực tế, nhiều phụ huynh không nhận biết được các vấn đề khó khăn trẻ đang gặp phải, sau 03 tuổi mới đưa trẻ đến thăm khám và được hướng dẫn can thiệp. Truyền thông đại chúng cũng có những thông tin chưa chính xác về ‘tự kỷ’ dẫn đến nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ phải ‘ngồi một chỗ’ hay bị ba mẹ bỏ bê mới có thể  bị tự kỷ. Chính vì thế dẫn đến hiện tượng trẻ được can thiệp trễ, hiệu quả can thiệp không cao.

Tần suất
Cứ sáu trẻ thì có một trẻ được xác đinh là có những rối loạn về phát triển hoặc/ và các vấn đề về hành vi
Cứ 88 trẻ thì có một trẻ được chẩn đoán có các rối loạn phổ tự kỷ.
Những dấu hiệu của rối loạn phát phát triển thường rất nhỏ và dễ bị xem thường

Lắng nghe phụ huynh
Những dấu hiệu sớm của tự kỷ thường bộ lộ trước 18 tháng
Cha mẹ thường có những lo lắng về những điều không bình thường của con
Cha mẹ thường đưa ra những thông tin tổng quát chính xác và quan trọng
Khi cha mẹ không tự nhận thấy những điều lo lắng, hãy họ họ nếu phát hiện điều gì bất ổn

Can thiệp sớm
Thực hiện các tầm soát là một việc quan trọng.
Nhận biết những khác biệt nhỏ về sự phát triển bình thường và không bình thường
Học để  nhận biết các ‘báo động đỏ’ trong sự phát triển của trẻ
Sử dụng những công cụ tầm soát có độ tin cậy để xác định sớm vấn đề bất thường
Cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ và gia đình thông qua những can thiệp chuyên biệt sớm

Tham khảo
Việc can thiệp ngay với các chương trình giáo dục chuyên biệt (không chờ đợi có chẩn đoán mới can thiệp)
Các chuyên gia về tự kỷ để có một cái nhìn chung về  chẩn đoán
Các chuyên gia thính học để loại trừ vấn đề suy giảm thính lực
Các nguồn hỗ trợ của địa phương, cộng đồng

Giám sát
Lên lịch hẹn để theo dõi và thảo  luận cách đầy đủ về những vấn đề lo lắng
Tìm hiểu về những vấn đề được xem là có thể có liên quan đến tự kỷ như động kinh, các vấn đề về dạ dày 0 ruột, giấc ngủ, hành vi…
Thông tin đến phụ huynh và cung cấp những kiến thức mới được cập nhật về tự kỷ
Cung cấp cho gia đình những chương trình can thiệp sớm tại nhà, trường chuyên biệt, các dịch vụ chăm sóc thay thế, các chính sách của bảo hiểm
Tiếp tuc giám sát và xem những dấu hiệu của tự kỷ xuất hiện sau đó và/ hoặc những rối loạn phát triển khác
Tiếp tục cung cấp các dịch vụ y tế tại nhà

Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Nguồn tham khảo:

  1. www.cdc.gov/autism
  2. www.aap.org/autism