Nhận biết, xử trí và phòng ngừa suyễn trẻ em

Thời tiết những ngày sau tết thay đổi thất thường, ban ngày nắng nóng, ban đêm trời trở lạnh, làm cho trẻ bị suyễn dễ lên cơn hoặc trẻ bị khởi phát cơn suyễn đầu tiên. Do đó quí phụ huynh cần biết cách nhận biết trẻ bị suyễn và biết cách chăm sóc con em mình.

Trẻ bị suyễn sẽ không còn lên cơn suyễn và sinh hoạt, tập thể dục, đi học như một trẻ bình thường nếu trẻ và gia đình biết cách phòng ngừa bệnh suyễn

BỆNH SUYỄN LÀ GÌ?
Suyễn hoặc hen phế quảnVIÊM MẠN TÍNH ĐƯỜNG THỞ: cuống phổi sưng đỏ, phù nề, chít hẹp làm cản trở thông khí ra, vào phổi
DẤU HIỆU NÀO BIẾT TRẺ BỊ SUYỄN ?
Triệu chứng cơn suyễn:
– HO
– KHÒ KHÈ (CÒ CỬ, SÒ SÈ)
– KHÓ THỞ

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán:
Khò khè tái phát
Ho thường xuyên về đêm lúc gần sáng
Thức giấc giữa đêm ngồi dậy thở
Khò khè, khó thở khi trẻ gắng sức hoặc tiếp xúc với chất lạ

LÀM SAO PHÒNG NGỪA BỆNH SUYỄN ?
Tránh các yếu tố nguy cơ
Không nuôi, chơi chó mèo, thú nhồi bông
Không hút thuốc, tránh hít khói thuốc
Dọn dẹp nhà cửa sạch thoáng
Tránh dùng thuốc xịt muỗi, xịt phòng khi có trẻ

Dùng thuốc phòng ngừa suyễn dạng hít:

Bình xịt MDI thuốc ngừa cơn có màu nâu hoặc màu cà phê sữa

Một số trẻ sẽ cần dùng thêm thuốc phòng ngừa dạng hít (beclomethasone, budesonide, fluticasone) mỗi ngày trong nhiều tháng để cuống phổi hết sưng phù và tránh tái phát

PHÒNG NGỪA SUYỄN GẮNG SỨC: xịt thuốc dãn phế Salbutamol trước gắng sức 15 phút
XỬ TRÍ CƠN SUYỄN:
Tại nhà, khi trẻ có triệu chứng cơn suyễn cần xử trí ngay:
– Thuốc dãn phế quản Salbutamol hoặc Terbutaline dạng bình hít định liều
– Ấn xịt 2 nhát
– Nếu còn khó thở: lặp lại mỗi 20 phút trong giờ đầu

THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM:
Mỗi 2 – 3 tháng nên đưa trẻ đi tái khám ngay cả khi trẻ cảm thấy khỏe để được hướng dẫn kế hoạch phòng ngừa tiếp theo thích hợp và theo dõi chức năng hô hấp

CÁCH SỬ DỤNG BÌNH HÍT ĐỊNH LIỀU MDI:
Sử dụng bình hít định liều để cắt cơn và phòng ngừa suyễn: tác dụng mạnh, nhanh, ít tác dụng phụ
-Trẻ lớn trên 7 tuổi

-Trẻ từ 4-7 tuổi, hoặc trẻ không hợp tác

Bình hít định liều với buồng đệm

-Trẻ dưới 4 tuổi

Sử dụng máy phun khí dung dành cho mọi lứa tuổi

BS CKII NGUYỄN MINH TIẾN
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ