Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ vào giai đoạn chuyển mùa

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương ở bất cứ phần nào của đường hô hấp như: tai, mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

Nguyên nhân?
– Do vi sinh
Virus là nguyên nhân chủ yếu do khả năng lây truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp, các giọt bắn khi ho, hắt hơi,..những loại virus thường gặp: influenzae virus, parainfluenzae virus, adenovirus
Vi khuẩn như: Streptococci aureus, Streptococus pneumoniae, Psedomonas

– Không do vi sinh
Hít hoặc sặc: do thức ăn, dịch vị, dị vật
Thuốc và chất phóng xạ
Thời tiết lạnh, giai đoạn chuyển mùa

Bé sẽ ra sao khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp?
Sốt từ nhẹ đến sốt cao
Trẻ mệt mỏi và quấy khóc
Ho khan hoặc ho có  đàm
Chảy nước mũi
Nhịp thở nhanh
– Trẻ < 2 tháng nhịp thở ≥ 60 lần/ phút
– Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng nhịp thở ≥  50l/ phút
– Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi nhịp thở ≥  40l/ phút
Thở khò khè hoặc thở rít
Khó thở và thở rút lõm ngực
Tím tái

Nhiễm khuẩn hô hấp có lây lan không?
Nhiễm khuẩn hô hấp có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 tới 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Nếu bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị bệnh.

Có thể phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp?
Tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị bệnh. Virus có thể di chuyển trong vòng 3,7 m qua không khí sau khi bị bắn ra từ một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi.
Giữ gìn vệ sinh nhà ở
Tránh cho tẻ tiếp xúc với các dị ứng nguyên như lông thú, khói, bụi
Cho trẻ mặc quần áo theo thời tiết, trẻ dưới 2 tháng tuổi cần giữ ấm cho trẻ
Thường xuyên rửa tay thật kỹ, đặc biệt là sau khi hỉ mũi
Che mũi hoặc miệng khi co hoặc hắt hơi
Không dùng chung khăn hoặc đồ đựng với người bị cảm lạnh.

Chăm sóc như thế nào khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp?
– Điều chỉnh chế độ ăn
Cung cấp chế độ dinh dưỡng đúng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phòng tránh suy dinh dưỡng
Trẻ bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú mẹ, trẻ ăn dặm vẫn tiếp tục cho ăn dậm không kiêng cữ…cho trẻ ăn rau xanh và trái cây đối với trẻ lớn, trẻ nhỏ cho uống nước quả ép
Nên cho trẻ uống đủ nước vì trẻ dễ mất nước do thở nhanh và sốt, ngoài ra nước còn giúp loãng đờm và dịu họng

– Cải thiện hệ hô hấp cho trẻ
Mẹ nên cho bé nằm nghiêng khi ngủ. Tư thế này có thể giúp giảm áp lực cho một bên lỗ mũi, giúp mũi của bé dần đỡ ngạt hơn. Đồng thời, mẹ nên vỗ nhẹ lưng bé để giúp long đờm.
Thông thoáng mũi bằng giấy thấm quấn sâu kèn hoặc vải mềm để trẻ dễ thở
Nhỏ mũi bằng nước muỗi sinh lý 0.9% mỗi bên mũi 1 giọt, 3-4 lần/ngày.

(*) Những dấu hiệu thân nhân trẻ cần theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu nặng ở trẻ và đưa trẻ dến cơ quan y tế gần nhất khi trẻ có các dấu hiệu sau:
– Không uống được hoặc bỏ bú
– Nôn tất cả mọi thứ ( kể cả nước)
– Co giật
– Bệnh nặng hơn
– Trẻ sốt cao
– Thở nhanh
– Khó thở

TRẦN HỒ TRUNG TIN – PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ